Hoadoquyen1605
New member
- Xu
- 0
Đề bài: Kể một cuộc gặp gỡ của em với một vài nhân vật chuyện cổ tích mà em có ấn tượng sâu sắc (một giấc mơ, một câu chuyện tưởng tượng)
BÀI LÀM
Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng. Dù bận rộn đến đâu nhà em cũng không thay đổi lệ đó. Bởi nó đem lại một không khí bận bịu, rộn ràng rất là Tết. Năm ấy, vào đêm 29 tháng Chạp, em cùng mấy đứa bạn thức canh nồi bánh chưng. Đêm đã khuya, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật cũng đều im lặng, chỉ còn nghe thấy nồi bánh chưng sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ lép bép. Em nhìn bếp lửa đỏ hồng, những đóm sao từ đó bay lên, mơ màng…
…Bỗng một tiếng nói rất xa lạ vang lên sau lưng: “Chà, vất vả quá nhỉ?”. Em quay lại nhìn, một chàng trai trẻ trạt ngoài 20 tuổi, tóc búi củ hành, ăn mặc sang trọng nhưng xưa cũ, chân đi guốc tre, nhìn em mỉm cười. Em tỏ ý ngạc nhiên, định hỏi: “ Anh là ai?” thì chàng trai đó đã tự giới thiệu: “ Ta là Lang Liêu, người đã sáng tạo ra bánh chưng cổ truyền. Ta đi tìm hiểu xem dân tình ngày nay còn nấu bánh chưng để cúng giỗ ngày Tết nữa hay không?”. Em chớp mắt hỏi: “ Lang Liêu nào, Lang Liêu thời Vua Hùng phải không?” Thấy em còn nhớ chàng tươi cười đáp: “ Đúng đó! Chú em còn nhớ tên ta giỏi quá!”. Nói rồi chàng thân mật ngồi xuống cạnh em, trên chiếc ghế con bằng nhựa. Em lấy làm lạ, thời Vua Hùng cách đây đã mấy nghìn năm, sao Lang Liêu còn sống mà đến đây được nhỉ? Em chưa suy nghĩ xong thì đã thấy chàng bảo: “ Ta vừa ở chỗ các Vua Hùng đến đây. Nghe nói dân tình ngày nay nhiều việc, thời gian ít, lại thêm có nhiều công nghệ mới làm ra các thức “ăn liền”, ta sợ bánh chưng không có người làm, bàn thờ gia tiên vắng vẻ nên mới đi xem xét. Thấy nhà chú em đang nấu ta vui quá mới ghé xuống thăm. Thế nào, chú em vẫn thích bánh chưng chứ?”. Em bối rối quá. Đích thị là Lang Liêu thời Hùng Vương rồi, liền nói: “Thưa ngài, thích lắm ạ! Em có thể ăn liền mấy ngày tết không biết chán ạ!” Đúng lắm, Lang Liêu tiếp lời – điều này ta đã nói từ mấy nghìn năm trước. Trên đời này không có gì quý bằng gạo. Gạo nuôi sống con người. Sơn hào hải vị dù có ngon mấy, ăn rồi cũng chán, duy chỉ có gạo là ăn mãi không chán mà thôi! Có đúng thế không?”. Em nói: “Thưa ngài, đúng lắm. Nhân ngài đến xin ngài cho em hỏi: có phải ngài nghèo không có điều kiện nên mới nghĩ ra bánh chưng không?”.
Lang Liêu chau mày nghĩ ngợi rồi bảo: “Sự thật ta có nghèo hơn các anh ta, nhưng không phải chỉ vì nghèo đâu. Ta nghèo tiền của thật, nhưng giàu lòng với thóc gạo. Nhiều người chuộng lạ, bỏ quen, tham xa bỏ gần mà không biết biến cái quen thành cái lạ, cái ngon, cái có ý nghĩa nữa.” Thấy Lang Liêu tỏ ra cởi mởi dễ gần, em mới đánh bạo hỏi thêm: “Thấy sách chép rằng bánh này cũng không phải do ngài nghĩ ra, mà do thần mách bảo có phải không?”. Lang Liêu hơi đỏ mặt nhưng rồi chàng bình tỉnh trả lời: “Đúng là có thần mách bảo. Nhưng ta cũng phải suy nghĩ lao tâm khổ trí, quên ăn mất ngủ suốt nữa năm trời thì thần mới mách cho. Chứ như những kẻ lười biếng, động một tí là vung tiền ra mua, cho gia nhân đi tìm kiếm, thì thần có mách bảo cho gì đâu!”. Đúng thật! Em nghĩ thầm, em đang định hỏi thêm câu nữa, thì bổng có ai nói to: “Thêm nước vào đi, nước cạn hết rồi!”. Em mở mắt. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ thú vị quá.
Nhìn nồi bánh chưng sôi sùng sục, bốc hơi thơm phức, em lại nghĩ tới Lang Liêu. Tai em còn văng vẳng lời trò chuyện vừa rồi. Em nghĩ, Lang Liêu sâu sắc thực. Phải có tình cảm sâu nặng với sản vật nước nhà mới tạo ra được món ăn có giá trị như thế chứ. Cả dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi biết ơn vua Hùng và những người con của ngài.
Nguyễn Thu Nguyệt
BÀI LÀM
Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng. Dù bận rộn đến đâu nhà em cũng không thay đổi lệ đó. Bởi nó đem lại một không khí bận bịu, rộn ràng rất là Tết. Năm ấy, vào đêm 29 tháng Chạp, em cùng mấy đứa bạn thức canh nồi bánh chưng. Đêm đã khuya, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật cũng đều im lặng, chỉ còn nghe thấy nồi bánh chưng sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ lép bép. Em nhìn bếp lửa đỏ hồng, những đóm sao từ đó bay lên, mơ màng…
…Bỗng một tiếng nói rất xa lạ vang lên sau lưng: “Chà, vất vả quá nhỉ?”. Em quay lại nhìn, một chàng trai trẻ trạt ngoài 20 tuổi, tóc búi củ hành, ăn mặc sang trọng nhưng xưa cũ, chân đi guốc tre, nhìn em mỉm cười. Em tỏ ý ngạc nhiên, định hỏi: “ Anh là ai?” thì chàng trai đó đã tự giới thiệu: “ Ta là Lang Liêu, người đã sáng tạo ra bánh chưng cổ truyền. Ta đi tìm hiểu xem dân tình ngày nay còn nấu bánh chưng để cúng giỗ ngày Tết nữa hay không?”. Em chớp mắt hỏi: “ Lang Liêu nào, Lang Liêu thời Vua Hùng phải không?” Thấy em còn nhớ chàng tươi cười đáp: “ Đúng đó! Chú em còn nhớ tên ta giỏi quá!”. Nói rồi chàng thân mật ngồi xuống cạnh em, trên chiếc ghế con bằng nhựa. Em lấy làm lạ, thời Vua Hùng cách đây đã mấy nghìn năm, sao Lang Liêu còn sống mà đến đây được nhỉ? Em chưa suy nghĩ xong thì đã thấy chàng bảo: “ Ta vừa ở chỗ các Vua Hùng đến đây. Nghe nói dân tình ngày nay nhiều việc, thời gian ít, lại thêm có nhiều công nghệ mới làm ra các thức “ăn liền”, ta sợ bánh chưng không có người làm, bàn thờ gia tiên vắng vẻ nên mới đi xem xét. Thấy nhà chú em đang nấu ta vui quá mới ghé xuống thăm. Thế nào, chú em vẫn thích bánh chưng chứ?”. Em bối rối quá. Đích thị là Lang Liêu thời Hùng Vương rồi, liền nói: “Thưa ngài, thích lắm ạ! Em có thể ăn liền mấy ngày tết không biết chán ạ!” Đúng lắm, Lang Liêu tiếp lời – điều này ta đã nói từ mấy nghìn năm trước. Trên đời này không có gì quý bằng gạo. Gạo nuôi sống con người. Sơn hào hải vị dù có ngon mấy, ăn rồi cũng chán, duy chỉ có gạo là ăn mãi không chán mà thôi! Có đúng thế không?”. Em nói: “Thưa ngài, đúng lắm. Nhân ngài đến xin ngài cho em hỏi: có phải ngài nghèo không có điều kiện nên mới nghĩ ra bánh chưng không?”.
Lang Liêu chau mày nghĩ ngợi rồi bảo: “Sự thật ta có nghèo hơn các anh ta, nhưng không phải chỉ vì nghèo đâu. Ta nghèo tiền của thật, nhưng giàu lòng với thóc gạo. Nhiều người chuộng lạ, bỏ quen, tham xa bỏ gần mà không biết biến cái quen thành cái lạ, cái ngon, cái có ý nghĩa nữa.” Thấy Lang Liêu tỏ ra cởi mởi dễ gần, em mới đánh bạo hỏi thêm: “Thấy sách chép rằng bánh này cũng không phải do ngài nghĩ ra, mà do thần mách bảo có phải không?”. Lang Liêu hơi đỏ mặt nhưng rồi chàng bình tỉnh trả lời: “Đúng là có thần mách bảo. Nhưng ta cũng phải suy nghĩ lao tâm khổ trí, quên ăn mất ngủ suốt nữa năm trời thì thần mới mách cho. Chứ như những kẻ lười biếng, động một tí là vung tiền ra mua, cho gia nhân đi tìm kiếm, thì thần có mách bảo cho gì đâu!”. Đúng thật! Em nghĩ thầm, em đang định hỏi thêm câu nữa, thì bổng có ai nói to: “Thêm nước vào đi, nước cạn hết rồi!”. Em mở mắt. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ thú vị quá.
Nhìn nồi bánh chưng sôi sùng sục, bốc hơi thơm phức, em lại nghĩ tới Lang Liêu. Tai em còn văng vẳng lời trò chuyện vừa rồi. Em nghĩ, Lang Liêu sâu sắc thực. Phải có tình cảm sâu nặng với sản vật nước nhà mới tạo ra được món ăn có giá trị như thế chứ. Cả dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi biết ơn vua Hùng và những người con của ngài.
Nguyễn Thu Nguyệt
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: