Issac Newton đã thay đổi thế giới như thế nào?

Tala_Ruri

New member
Xu
0
Khi đứa bé Isaac đuợc sinh ra tại Lilliputian - một ngôi làng nhỏ ở Anh, do bị sinh non và quá bé chỉ vừa bằng chiếc bình thủy, chú không hề có hy vọng sống sót.

Thế nhưng mặc cho sự lo lắng cái chết có thể xảy, Isaac Newton không chỉ sống, ông lớn lên và sống đủ lâu để trở thành nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của thế kỉ 17. Phạm vi những khám phá của Newon rất rộng lớn, từ lý thuyết về quang học cho đến những định luật về sự chuyển động và lực hấp dẫn, đã thiết lập cơ sở cho vật lý ngày nay. Điều tuyệt vời nhất trong công việc của ông, theo các chuyên gia nghĩ, đó là cách ông nắm bắt được tất cả những lý thuyết đó và áp dụng vào vũ trụ to lớn và giải thích những chuyển động của Mặt Trời cùng các hành tinh theo một cách chưa bao giờ được thực hiện trước đó.

250px-GodfreyKneller-IsaacNewton-1689.jpg

Isaac Newton (25/12/1642 – 31/03/1727)

Các định luật ra đời trong thời kì bệnh dịch

Hình ảnh phổ biến của Isaac Newton là về một nhà khoa học có mái tóc bạch kim. Theo tương truyền, vào lúc bị một trái táo rơi trúng đầu, Newton nghĩ ngay đến những định luật về lực hấp dẫn và những thứ khác, mà như mọi người nói, tất cả đã đi vào lịch sử. Thực ra chắc chắn chỉ có một ít là sự thật về trái táo huyền thoại kia - theo các nhà sử học nói - nhưng đúng là Newton trước đó đã có nhiều khám phá quan trọng ở trường đại học Cambrige trước các định luật bắt nguồn từ trái táo bất ngờ kia. Isaac Newton sinh vào năm 1642, năm mà Galileo mất, và từ nhỏ đã sớm biểu hiện sự ham thích học hành, vốn không phải là điều được khuyến khích vào thời bấy giờ, hơn là làm nông. Khi bệnh dịch hạch làm đóng cửa trường đại học Cambrige, nơi ông đang là sinh viên, vào năm 1665, ông đã dành 2 tháng ròng rã khoá cửa ở nhà chuyên tâm vào toán học, vật lý và quang học. Vào thời kì tài năng lên đến đỉnh điểm, Newton với sự giúp đỡ của chiếc lăng kính pha lê, đã trở thành người đầu tiên khám phá rá ánh sáng trắng được tạo thành từ nhiều màu sắc khác nhau. Ông cũng phát triển dãy tích phân vô hạn, một loại toán khó mà bất cứ kĩ sư hay nhà nghiên cứu số học cũng phải học.

Năm 1666, Newton cho ra đời 3 định luật về sự chuyển động mà vẫn được học sinh học lại ở môn vât lý ngày nay:

* Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

* Vectơ gia tốc củ một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

* Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.

Điểm mà Newton còn không hiểu và đã trải qua tiếp tục 2 thập kỉ nữa để nghiên cứu đó là: các định luật về chuyển động ấy tác dụng lên Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời như thế nào – một khái niệm ông gọi là “lực hấp dẫn”.

Giải thích vũ trụ một cách đơn giản

Được khuyến khích và tài trợ bởi nhà thiên văn Edmond Halley, người đã từng quan sát quỹ đạo của một sao chổi nổi tiếng ngày nay tại Cambrige, Newton lao vào việc nghiên cứu lực hấp dẫn trong những năm 1670 và 1680. Thành quả việc nghiên cứu của Newton được thể hiện trong quyển sách xuất bản vào năm 1687, “Principia”, được rất nhiều người đánh giá là quyển sách khoa học tuyệt với nhất từng được viết từ trước đến nay. Qua những trang sách của “Principia”, Newton đã phân tích sự vận hành của hệ Mặt Trời thông qua những phương trình đơn giản, giải thích ngay lập tức trạng thái tự nhiên của quỹ đạo các hành tinh (sự kết hợp của lục hấp dẫn, định luật 2 Newton và lực quán tính li tâm đã giải thích những chuyển động của các hành tinh). Khi diễn tả tại sao Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất mà không có sự ngược lại (vì trái đất nặng hơn rất nhiều), Newton đã thay đổi cách mà con người nhìn vũ trụ.

Theo vietastro​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top