Internet đã phát triển như thế nào?
Internet đã là từ ngữ quen thuộc với mọi người ở mọi lứa tuổi, len lỏi vào từng nhà, trở thành một phương tiện không thể thiếu trong công việc, sinh hoạt, giải trí hằng ngày của hàng triệu triệu người trên thế giới.
Tuy nhiên, trong chúng ta mấy ai biết đến thời điểm hình thành, quá trình phát triển để trở thành mạng Internet toàn cầu như ngày hôm nay, ảnh hưởng của nó trong cuộc sống. Bài viết này mang chúng ta ngược dòng thời gian trở về những ngày sơ khai của Internet, tìm hiểu những cột mốc quan trọng của Internet từ năm 1969 đến năm 2009 ngày hôm nay.
1969: Arpanet
Arpanet được vận hành trên công nghệ packet switching (chuyển mạch gói dữ liệu) mới nhất thời bấy giờ. Vào ngày 29-10-1969 lần đầu tiên các máy tính tại Đại học Stanford và Đại học UCLA (University of California, Los Angeles) được kết nối với nhau thông qua mạng Arpanet này. Arpanet được coi như mô hình mạng đầu tiên khai sinh ra Internet ngày hôm nay.
Tin nhắn đầu tiên được truyền qua mạng được cho là “Login”, nhưng theo báo cáo lại thì đường truyền tin giữa hai nơi này bị “đứt” khi chỉ mới đi tới chữ cái “g”.
Tên gọi ARPA-NET xuất phát từ The Advanced Research Project Agency là tổ chức tài trợ chi phí nghiên cứu cho chương trình này.
1969: Unix
Tên gọi ARPA-NET xuất phát từ The Advanced Research Project Agency là tổ chức tài trợ chi phí nghiên cứu cho chương trình này.
1969: Unix
Một cột mốc quan trọng khác của Internet trong thập niên 1960 là sự khởi đầu của Unix: hệ điều hành có ảnh hưởng to lớn trong sự phát triển của Linux và FreeBSD (các hệ điều hành phổ biến nhất vận hành máy chủ web dịch vụ lưu trữ web ngày hôm nay).
1970: Arpanet network
Vào năm 1970, một mạng Arpanet đã được thiết lập giữa Đại học Harvard, MIT (Học viện kỹ thuật Massachuset) và BBN (công ty tạo ra bộ vi xử lý giao diện dòng tin mà các máy tính sử dụng để kết nối vào mạng).
1971: thư điện tử - email
username và computer name (sau này là domain name).
Vào năm 1971, một sự kiện quan trọng có ý nghĩa hết sức to lớn và trở thành thứ không thể thiếu được trong cuộc sống công nghệ ngày hôm nay là thư điện tử - email ra đời. Email được phát triển bởi Ray Tomlinson, người đã có đề nghị sử dụng ký tự @ để ngăn cách giữa username và computer name (sau này là domain name).
1971: dự án Gutenberg và eBooks
Michael Hart và Gregory Newby tại hội nghị HOPE
Một trong những bước phát triển ấn tượng nhất năm 1971 là khởi đầu của dự án Gutenberg. Dự án Gutenberg hướng đến những người không quen với các công việc, thao tác trên nền web, Gutenberg là một nỗ lực toàn cầu để thực hiện những cuốn sách và tài liệu cho cộng đồng miễn phí gọi là ebook và các định dạng tài liệu điện tử khác.
Dự án này được khởi nguồn khi Michael Hart được tiếp cận với một khối lượng lớn thời gian tính toán với máy tính, con số và nhận ra tương lai của máy tính không chỉ dừng lại ở các công việc tính toán thông thường, hiện tại việc tìm kiếm thông tin, tài liệu chỉ có trong thư viện.
Ông đã tự mình đánh máy bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (thời đó không có các thiết bị quét ảnh hay nhận dạng chữ viết tay như máy scan ngày nay) và sau đó phát động dự án Gutenberg để tạo ra các thông tin tài liệu, văn bản trên giấy tờ thành các định dạng điện tử và có thể xem trên máy tính. Đây là nguyên nhân khai sinh ra eBook ngày nay.
1972: Cyclades
Đến năm 1972, nước Pháp cũng cho ra mắt một mạng riêng của mình và tương tự Arpanet với nền tảng công nghệ Packet switching có tên gọi là Cyclades.
Sau đó Cyclades ngừng phát triển, tuy nhiên nó đã đi tiên phong cho ý tưởng quan trọng là các máy chủ phải có trách nhiệm truyền dữ liệu chứ không phải là mạng của chính nó.
1973: hệ thống mạng xuyên Đại Tây Dương và sự phổ biến của email
Năm 1973, một bước nhảy vọt của Internet thời đầu khi đã có thể tạo ra mạng Arpanet có đường truyền xa xuyên qua Đại Tây Dương kết nối với Đại học UCL (University College of London). Cũng trong năm đó, thư điện tử email đã trở nên phổ biến và chiếm tới 75% hoạt động trong mạng Arpanet.
1974: sự ra đời của giao thức TCP/IP
Có thể nói 1974 là năm đột phá của lịch sử phát triển Internet, một đề xuất được đề nghị để liên kết các mạng Arpanet lại với nhau tạo thành một mạng mới gọi là “liên mạng”, sẽ không có điều khiển trung tâm và làm việc trên một giao thức truyền dẫn mới, đây là tiền đề ra đời của giao thức TCP/IP còn tồn tại đến ngày nay.
1975: phần mềm Email Client cho máy trạm
Với sự phổ biến của email, các chương trình gửi/nhận thư điện tử hiện đại đầu tiên đã được phát triển bởi John Vittal, một lập trình viên tại Đại học Nam California, vào năm 1975 gọi là MSG. Chức năng tiên tiến nhất chương trình này đã làm được lúc bấy giờ đó là bổ sung chức năng "Reply" và "Forward" cho Email Client.
1977: ra mắt modem máy tính
1977 là năm đáng nhớ trong sự phát triển của Internet như chúng ta biết ngày nay. Đó là năm mà modem máy tính đầu tiên được phát triển bởi Dennis Hayes và Dale Heatherington, được giới thiệu và bán cho những người dùng máy tính nối mạng lúc đầu.
1978: sự ra đời của Bulletin Board System (BBS)
1978: Spam ra đời
1978 cũng là năm mang lại những tin nhắn email thương mại không được yêu cầu (sau đó được biết đến như là spam - thư rác), được gửi đến 600 người sử dụng Arpanet ở Califonia bởi Gary Thuerk.
1978: MUD - những hình thức đầu tiên của trò chơi nhiều người
Tiền thân của Word of Warcraft và Second Life được phát triển vào năm 1979 và được gọi là MUD (viết tắt của MutiUser Dungeon). Các MUD là những thế giới ảo hoàn toàn dựa trên các văn bản, kết nối những yếu tố của luật trò chơi, sự ảnh hưởng lẫn nhau, các điều tưởng tượng và trò chuyện trực tuyến.
1979: Usenet ra đời
Năm 1979 dẫn đường với sự ra mắt của Usenet, được tạo bởi hai sinh viên đã tốt nghiệp. Usenet là một hệ thống thảo luận dựa trên nền Internet, cho phép người dùng trên toàn cầu nói chuyện về cùng một chủ đề bằng cách đưa ra những tin nhắn công khai đã được phân loại bởi những nhóm thông tin.
1980: phần mềm Enquire
Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (thường được biết đến với tên gọi CERN) cho ra mắt ứng dụng Enquire (được viết bởi Tim Berners-Lee), một ứng dụng siêu văn bản cho phép các nhà khoa học tại các phòng nghiên cứu có thể lưu lại các phần mềm, con người và các dự án bằng cách sử dụng siêu văn bản này (siêu liên kết).
Theo TuoitreOnline
To be continued...