• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Định nghĩa hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Tongthieugia

New member
Xu
0
Các nhà khoa học vẫn còn nhiều tranh luận việc cho định nghĩa các hành tinh, dải ngân hà, vũ trụ, Trái Đất, Sao Hỏa, Mặt Trời, Sao Kim, Sao Thổ, Sao Thủy, Sao Diêm Vương, Sao Hải Vương, Mặt Trăng, Quỹ đạo, Mặt phẳng Hoàng đạo ngay cả khi ngành thiên văn học không ngừng dự báo và phát triển.

Năm 2003,

Nhóm công tác về các Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã công bố một định nghĩavề các hành tinh được kết hợp với địnhnghĩa sau, hầu hết tập trung vào các thiênthể có ranh giới nằm giữa các hành tinh vàcác sao lùn nâu:

1. Các thiên thể với khối lượng thật sựdưới khối lượng giới hạn để xảy ra phảnứng hợp hạch deuterium (tính toán hiệntại là với khối lượng 13 lần khối lượng Sao Mộc cho các thiên thể có cùng phổbiến đồng vị như Mặt Trời) mà quay quanh một ngôi sao hay tàn tích của ngôi sao là "hành tinh" (cho dù chúng được hình thành như thế nào).

Khối lượng và kích thước nhỏ nhất cho các thiên thể ngoài hệ Mặt Trời được coi là một
hành tinh có thể giống như với các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

2. Các thiên thể cận sao với khối lượng thật sự nằm trên khối lượng giới hạn cho phản ứng hợp hạch của deuterium là các "sao lùn nâu", không liên quan gì đến sự hình thành hay vị trí của chúng.

3. Các thiên thể trôi tự do trong các cụm sao trẻ với khối lượng dưới khối lượng cho phản ứng hợp hạch củadeuterium không là "các hành tinh", nhưng là các "sao cận lùn nâu" (hoặc một tên gọi gần giống nhất gì đó).

Định nghĩa này từ đó đã được các nhà thiên văn sử dụng rộng rãi khi công bố các khám phá ra các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trong các tạp chí chuyên ngành.

Mặc dù mang tính tạm thời, nó vẫn là một định nghĩa có hiệu quả cho nghiên cứu cho đến khi có một định nghĩa lâu bền hơn được chính thức công nhận. Tuy nhiên, nó không giải quyết được các tranh cãi về giới hạn dưới cho khối lượng,và do đó nó định hướng một cách rõ ràng cho những tranh luận về các thiên thể bên trong Hệ Mặt Trời. Định nghĩa này cũng không bình luận về trạng thái của các hành tinhquay quanh sao lùn nâu như 2M1207b. Một sao cận lùn nâu là một thiên thể với khối lượng hành tinh được hình thành thông qua sự suy sụp của đám mây hơn là sự bồi tụ. Sự phân biệt giữa một sao cận lùn nâu và một hành tinh là chưa rõ ràng; các nhà thiên văn được chia ra làm hai phe để xem xét liệu tiến trình hình thành của một hành tinh có liên quan đến sự phân loại và định nghĩa hành tinh hay không.

Định nghĩa năm 2006

Ceres Pluto Makemake Haumea Eris

+ Các hành tinh lùn từ 2006 đến hiện nay Trở ngại về giới hạn dưới đã được đưa ra thảo luận trong suốt đại hội năm

2006 của Đại hội đồng IAU. Sau nhiều tranh cãi và đã có một đề nghị bị bác bỏ, hội đồng đã bỏ phiếu thông qua mộtnghị quyết về định nghĩa hành tinh trong Hệ Mặt Trời như sau:

Một thiên thể mà

(a) quay xung quanh Mặt Trời,

(b) có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó vượt qua các lực vật thể rắn sao cho nó có dạng cân bằngthủy tĩnh (gần hình cầu),

(c) đã dọn sạch miền lân cận quanh quỹ đạo của nó.

Theo định nghĩa này, Hệ Mặt Trời được coi là có tám hành tinh. Các thiên thể thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện đầu nhưng không thỏa mãn điều kiện thứ ba (như Pluto, Makemake và Eris) được phân loại thành các hành tinh lùn, và cho thấy chúng cũng không phải là các vệ tinh tự nhiên của các hành tinh khác. Ban đầu một ủy ban của IAU đã đềxuất một định nghĩa có kể đến một số lớn các hành tinh mà không đề cập đến điều kiện (c).

Sau nhiều thảo luận, hội đồng đã quyết định thông qua đề cử cho những thiên thể này được phân loại thành các hành tinh lùn.

Định nghĩa này có cơ sở trên các lý thuyết hình thành hành tinh, trong đó ban đầu các phôi hành tinh đã dọn sạch miền lân cận quanh quỹ đạo của chúng khỏi các thiên thể nhỏ hơn. Nhà thiên văn học Steven Soter miêu tả:

Sản phẩm cuối cùng của một đĩa bồi tụ thứ cấp là một lượng nhỏ các thiên thể tương đối lớn (các hành tinh)

trong các quỹ đạo không cắt nhau hoặc cộng hưởng, khiến cho chúng không thể va chạm với nhau. Các tiểu hành tinh và các sao chổi, bao gồm các KBO [các thiên thể vành đai Kuiper], khác với các hành tinh vì chúng có thể va chạm với nhau và với các hành tinh.

Sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu của IAU 2006, đã có một tranh cãi và tranh luận về định nghĩa này,
và nhiều nhà thiên văn học đã tuyên bố rằng họ sẽ không sử dụng định nghĩa này.

Một phần chủ yếu trong những tranh cãi này là về điều kiện (c) (quỹ đạo sạch) không nên đưa vào định nghĩa, và các thiên thể được phân loại thành các hành tinh lùn có thể là một phần trong một định nghĩa rộng hơn về hành tinh.

Bên ngoài cộng đồng khoa học, Sao Diêm Vương đã có một ý nghĩa văn hóa quan trọng trong nhiều thế hệ công chúng khi xem nó là một hành tinh kể từ khi phát hiện ra nó năm 1930. Sự khám phá ra Eris đã được thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như nó là một hành tinh thứ mười và do đó sự phân loại lại ba thiên thể thành các hành tinh lùn đã thu hút rất nhiều sự chú ý của truyền thông và công chúng.

Tống sưu tầm.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top