Sáng 31/3 phiên xử vụ án tham ô, "rút ruột" tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ đã không thể kết thúc theo kế hoạch khi HĐXX bất ngờ dừng phiên tòa, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo TAND tỉnh Điện Biên, qua 2 ngày xét hỏi, tòa thấy cần phải bổ sung thêm các chứng cứ quan trọng để làm rõ hành vi phạm tội của 8 bị cáo. Trong đó có bị cáo Lê Huyên (nguyên hiệu trưởng trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp) và thuộc cấp là ông Nguyễn Đức Sứng (nguyên chủ nhiệm khoa Tạo dáng) bị cáo buộc tội tham ô, nhận số tiền 65 triệu đồng.
HĐXX cũng yêu cầu cơ quan điều tra giám định lại chất lượng đồng đúc tượng; giám định tài chính đầu tư xây dựng tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như xác định việc đổ bêtông tươi vào lõi tượng có làm ảnh hưởng đến chất lượng tượng đài hay không?
Tòa tiếp tục yêu cầu làm rõ sự thỏa thuận giữa bị cáo Lương Phượng Các (nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Điện Biên kiêm giám đốc Ban quản lý dự án Điện Biên Phủ) và Võ Thị Hồng (cựu giám đốc Công ty Mỹ thuật trung ương) về số tiền liên quan đến hành vi đưa và nhận hối lộ.
Yêu cầu làm rõ động cơ mục đích của bà Hồng đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng được HĐXX đặt ra trong quyết định trả hồ sơ. Tòa còn yêu cầu làm rõ hơn căn cứ quy kết tội danh cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn của các bị cáo Lương Phượng Các, Lê Văn Viễn (nguyên phó giám đốc Ban quản lý), Nguyễn Văn Chính, Trần Quốc Hưng (nguyên kế toán Ban quản lý), Võ Thị Hồng, Nguyễn Trọng Hạnh (phó giám đốc Công ty TNHH Đoàn Kết)...
Theo TAND tỉnh Điện Biên, trong dự toán, tỷ lệ hao hụt khi đúc tượng được xác định là 25%. Điều này cần bổ sung làm rõ trong giám định tài chính.
Luật sư Trần Thắng Cảnh, bào chữa cho bị cáo Hạnh đánh giá: "Việc dừng xét xử phiên tòa là công minh vì nếu không cẩn thận và đánh giá được thực chất vụ án này có thể gây ra oan sai".
(Theo Vietnam+)
Theo TAND tỉnh Điện Biên, qua 2 ngày xét hỏi, tòa thấy cần phải bổ sung thêm các chứng cứ quan trọng để làm rõ hành vi phạm tội của 8 bị cáo. Trong đó có bị cáo Lê Huyên (nguyên hiệu trưởng trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp) và thuộc cấp là ông Nguyễn Đức Sứng (nguyên chủ nhiệm khoa Tạo dáng) bị cáo buộc tội tham ô, nhận số tiền 65 triệu đồng.
HĐXX cũng yêu cầu cơ quan điều tra giám định lại chất lượng đồng đúc tượng; giám định tài chính đầu tư xây dựng tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như xác định việc đổ bêtông tươi vào lõi tượng có làm ảnh hưởng đến chất lượng tượng đài hay không?
Tòa tiếp tục yêu cầu làm rõ sự thỏa thuận giữa bị cáo Lương Phượng Các (nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Điện Biên kiêm giám đốc Ban quản lý dự án Điện Biên Phủ) và Võ Thị Hồng (cựu giám đốc Công ty Mỹ thuật trung ương) về số tiền liên quan đến hành vi đưa và nhận hối lộ.
Yêu cầu làm rõ động cơ mục đích của bà Hồng đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng được HĐXX đặt ra trong quyết định trả hồ sơ. Tòa còn yêu cầu làm rõ hơn căn cứ quy kết tội danh cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn của các bị cáo Lương Phượng Các, Lê Văn Viễn (nguyên phó giám đốc Ban quản lý), Nguyễn Văn Chính, Trần Quốc Hưng (nguyên kế toán Ban quản lý), Võ Thị Hồng, Nguyễn Trọng Hạnh (phó giám đốc Công ty TNHH Đoàn Kết)...
Theo TAND tỉnh Điện Biên, trong dự toán, tỷ lệ hao hụt khi đúc tượng được xác định là 25%. Điều này cần bổ sung làm rõ trong giám định tài chính.
Luật sư Trần Thắng Cảnh, bào chữa cho bị cáo Hạnh đánh giá: "Việc dừng xét xử phiên tòa là công minh vì nếu không cẩn thận và đánh giá được thực chất vụ án này có thể gây ra oan sai".
(Theo Vietnam+)