Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
I. Cơ sở pháp lý:

Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động Xây dựng

II. Quy định chi tiết về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng : Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư, chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

Người được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Điều kiện chung:

a) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

b) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định và đã nộp lệ phí theo quy định.

2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:

a) Có các điều kiện quy định tại mục 1 nêu trên;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;

c) Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt;

3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư:

a) Có các điều kiện quy định tại mục 1 nêu trên;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;

c) Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình;

4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:

a) Có các điều kiện quy định tại mục 1 nêu trên;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu đỏ) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu hồng) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

c) Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình được nghiệm thu bàn giao.

d) Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành).

đ) Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp;

Theo: luatcongminh.com
 
Hoạt động đầu tư xây dựng là một trong những hoạt động quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước, một hoạt động sản xuất-kinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp, vì lĩnh vực này thể hiện cụ thể định hướng kinh tế-chính trị của một đất nước, có tác dụng quyết định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và của đất nước về mọi mặt kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, xã hội.


Hoạt động đầu tư chiếm một nguồn vốn lớn của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, có liên quan đến việc sử dụng hợp lý hay lãng phí tài nguyên và các nguồn lực của sản xuất, liên quan đến bảo vệ môi trường; những sai lầm về xây dựng và lựa chọn công nghệ của các dự án đầu tư có thể gây nên các thiệt hại lớn tồn tại lâu dài và khó sửa chữa.
 
Hoạt động đầu tư chiếm một nguồn vốn lớn của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, có liên quan đến việc sử dụng hợp lý hay lãng phí tài nguyên và các nguồn lực của sản xuất, liên quan đến bảo vệ môi trường

 
Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;


 
Tớ xin bổ sung thêm vài ý như sau

TỚ CŨNG LÀ NGƯỜI TRONG NGÀNH XÂY DỰNG, CÓ VÀI Ý ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO

Điều 10. Các lĩnh vực hành nghề hoạt động xây dựng

Căn cứ vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động xây dựng của người xin cấp chứng chỉ hành nghề để xét cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân đó hoạt động các lĩnh vực sau đây:

1. Các lĩnh vực hành nghề kiến trúc sư bao gồm:

a) Thiết kế quy hoạch xây dựng;

b) Thiết kế kiến trúc công trình;

c) Thiết kế nội-ngoại thất công trình.

2. Các lĩnh vực hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng bao gồm:

a) Khảo sát xây dựng bao gồm:

- Khảo sát địa hình;

- Khảo sát địa chất công trình;

- Khảo sát địa chất thuỷ văn.

b) Thiết kế xây dựng bao gồm các chuyên môn chủ yếu dưới đây:

- Thiết kế kết cấu công trình;

- Thiết kế điện công trình;

- Thiết kế cơ điện công trình;

- Thiết kế cấp- thoát nước;

- Thiết kế cấp nhiệt;

- Thiết kế thông gió, điều hoà không khí;

- Thiết kế mạng thông tin- liên lạc trong công trình xây dựng;

- Thiết kế phòng cháy- chữa cháy;

- Thiết kế các bộ môn khác.

3. Lĩnh vực chuyên môn giám sát thi công xây dựng:


a) Giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:

- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình;

- Giám sát công tác khảo sát địa chất thuỷ văn;

b) Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;

c) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;

d) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.

CHI TIẾT TẠI FIKE ĐÍNH KÈM
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top