Điều huyền bí bất tận của người Anasazi

Kim Sang Yong

New member
Xu
0
Điều huyền bí bất tận của người Anasazi

Những khu làng Pueblo đã bị phôi pha theo thời gian và những thị trấn trên ghềnh đá nằm giữa những ngọn núi gồ ghề, trơ trụi cùng những hẻm núi ở Colorado và New Mexico là nét đặc trưng của những nơi sinh sống của những cư dân thời tiền sử ở Bắc Mỹ, hay còn gọi là người Anasazi (theo tiếng Navajo, từ này có nghĩa là những người cổ đại).

Đến năm 500 sau Công nguyên, người Anasazi đã xây dựng một số ngôi làng đầu tiên ở Tây Nam nước Mỹ. Tại đây, họ đi săn và trồng ngô, bí và đậu. Người Anasazi đã phát triển hưng thịnh qua nhiều thế kỷ. Họ xây dựng hệ thống đê điều và thủy lợi rất tinh xảo cùng nghề gốm sứ khéo léo và độc đáo. Họ đã khoét sâu vào những vách đá dựng đứng để xây dựng những ngôi nhà nhiều phòng. Cho đến nay, những công trình kiến trúc của họ vẫn là một trong những khu khảo cổ nổi bật nhất ở Hoa Kỳ ngày nay.

Tuy nhiên, đến năm 1300, họ đã rời bỏ các khu định cư của mình, bỏ lại mọi đồ gốm sứ, công cụ, đồ đạc, thậm chí cả quần áo - cứ như là họ có ý định quay trở lại. Tuy vậy, sự tồn tại của họ chỉ còn lại trong sử sách. MÃi tới khi các bộ lạc mới như Navajo và Ute, đặt chân tới đây và sau đó là những người Tây Ban Nha và châu Âu khác thì quê hương của họ mới hết cảnh hiu quạnh sau hơn một thế kỷ.

Câu chuyện về người Anasazi gắn chặt với vùng đất mà họ đã lựa chọn để sinh sống - thật tươi đẹp nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt. Những khu định cư đầu tiên chỉ có những ngôi nhà hầm giản dị được khoét sâu vào trong lòng đất và sau này đã trở thành những căn phòng bị lún sâu được sử dụng làm nơi tụ họp và hành lễ. Những thế hệ kế tiếp đã tìm ra phương pháp tạo nền xây dựng những ngôi làng Pueblo vuông bằng đá. Nhưng sự thay đổi ghê gớm nhất trong cuộc sống của người Anasazi lại là quyết định chuyển tới những vách đá bên dưới những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng. Chính tại nơi đây, người Anasazi đã khoét vách đá thành những căn nhà nhiều tầng đẹp đến kinh ngạc.

Người Anasazi sống theo mô hình làng xã. Họ buôn bán với những dân tộc khác trong vùng, tuy nhiên có rất ít vết tích về những cuộc chiến tranh. Mặc dù người Anasazi chắc chắn có các thủ lĩnh tôn giáo và các thủ lĩnh khác cũng như những người thợ tài hoa, song gần như không có bất kỳ sự phân biệt về xã hội hay giai cấp nào tồn tại trong xã hội của họ.

Những động lực tôn giáo và xã hội chắc chắn đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng những khu dân cư trên vách đá và việc quyết định rời bỏ khu vực đó. Nhưng việc vật lộn để tìm có thêm lương thực trong hoàn cảnh ngày càng khó khăn có thể là nguyên nhân chính dẫn tới những sự kiện trên. Khi dân số tăng, nông dân lại tăng diện tích canh tác trên những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng. Chính điều đó đã khiến một số cộng đồng phải canh tác trên những phần đất sát vách núi trong khi những nhóm khác đã rời các đỉnh núi bằng phẳng để sang khu vực vách đá. Nhưng người Anasazi đã không thể ngăn chặn tình trạng đất đai dần dần mất độ phì nhiêu do liên tục phải canh tác. Họ cũng không thể chống chọi lại được những trận hạn hán theo chu kỳ. Chẳng hạn, việc phân tích các vòng tuổi thân cây đã cho thấy đợt hạn hán cuối cùng kéo dài 23 năm, từ năm 1276 đến năm 1299, và cuối cùng đã buộc những nhóm người Anasazi cuối cùng phải vĩnh viễn rời bỏ khu vực này.

Mặc dù người Anasazi đã phải ly tán khỏi vùng đất của tổ tiên, song những di sản mà họ để lại vẫn còn nguyên vẹn trong dấu tích khảo cổ và còn lưu lại trong những tộc người như Hopi, Zuni và những người Pueblo là con cháu của họ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top