rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
What Doesn't Kill You Makes You Weaker
A history of hardship is not a life asset
Published on August 21, 2010 by Noam Shpancer, Ph.D. in Insight Therapy
Nhà triết học người Đức, Friedrich Nietzsche từng có câu nói nổi tiếng: "Điều gì không thể giết chết chúng ta sẽ làm chúng ta mạnh mẽ hơn.” Nhưng trớ trêu thay, cuộc sống của ông lại ngắn ngủi và đau khổ. Và niềm tin này tiếp tục được củng cố trong nền văn hóa Mĩ.
1 lí do là sự đau khổ, như Freud nhận ra, là 1 phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Do đó chúng ta phát triển nhiều cách thức để cố gắng xoa dịu nó – 1 trong những cách đó là ban cho nó những sức mạnh biến đổi.
Lí do khác là văn hóa Mĩ muốn tin quan điểm này, xem nó như sự tự khẳng định bản thân. Khi chúng ta có 1 niềm tin nào đó thì chúng ta có xu hướng nhìn thấy, nhớ lại và thông báo về hầu hết những trường hợp và những sự kiện ủng hộ niềm tin đó. Đây được gọi là thành kiến xác nhận (confirmation bias).
Lí do khác khiến chúng ta nghĩ rằng những sang chấn tâm lí có thể được biến đổi là vì chúng ta nhìn thấy những sự khác nhau của quá trình này xung quanh chúng ta. Vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn bởi 1 loại thuốc kháng sinh sẽ biến đổi và trở nên kháng cự loại thuốc đó. Những người từng trải qua gian khổ của việc đào tạo có xu hướng cải thiện thành tích làm việc của họ. Nhưng con người không phải là vi khuẩn, và sự đào tạo tốt không phải là 1 sự kiện sang chấn tâm lý.
Sự thật là, từ quan điểm tiến hóa, những người sống sót sau 1 thiên tai, theo định nghĩa, là những người khỏe mạnh nhất. Nhưng không phải thiên tai làm họ khỏe mạnh. Nhưng chúng ta lại kết luận rằng họ khỏe mạnh vì thiên tai.
Bộ não của chúng ta là 1 cái máy tạo ra-ý nghĩa, được thiết kế để sắp xếp và phân loại rất nhiều thông tin thành nhận thức có liên kết, trật tự, được tổ chức chủ yếu theo hình thức tự thuật: điều này xảy ra, nó dẫn đến điều đó, và kết thúc như vậy. Khi 2 việc xảy ra cùng với nhau, chúng ta giả định là chúng có quan hệ đầy ý nghĩa, và khi đó chúng ta nhanh chóng kết nối chúng thành 1 quan hệ nhân quả.
Xu hướng suy ra quan hệ nhân quả từ những sự kiện cùng xảy đến này không chỉ giới hạn ở con người; những chú chim bồ câu bị nhốt trong lồng, nhận được thức ăn vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên không liên quan đến hành vi của chúng, sẽ lặp lại bất kì động tác nào chúng từng làm trước khi thức ăn xuất hiện. Theo ý nghĩa này, những chú bồ câu trở nên mê tín.
Ở con người, nhiều niềm tin phổ biến được dựa vào sai lầm này. 1 số là vụn vặt, như niềm tin của 1 fan thể thao mặc chiếc áo may mắn của anh í để giúp đội bóng của anh chiến thắng. Những niềm tin khác thì nghiêm trọng hơn. Vì những hành vi làm cha mẹ cùng xuất hiện với sự phát triển tính cách của đứa con, nên nhiều phụ huynh giả định rằng những hành vi của họ thực sự hình thành nên những nét tính cách của đứa con. Bằng chứng từ nghiên cứu phát triển cho thấy họ không. Trong thực tế, quan hệ nhân quả thường ngược lại, như những đứa trẻ dễ tính làm cho bố mẹ cảm thấy họ giỏi giang.Những đứa bé ngoan thường tạo nên những bố mẹ tốt.
Những gì không giết chúng ta, trong thực tế, làm chúng ta yếu hơn.
Nghiên cứu tâm lý học phát triển cho thấy, những đứa trẻ bị sang chấn tâm lý có nhiều khả năng bị sang chấn trở lại. Những đứa trẻ lớn lên trong 1 khu dân cư phức tạp trở nên yếu hơn chứ không mạnh mẽ hơn. Chúng có nhiều khả năng phải vật lộn trong thế giới.
Sang chấn với những tác động lâu dài
Và sự tác động lên những người tương thành nhìn chung là giống nhau. Ví dụ, trong 1 nghiên cứu, những người trưởng thành khỏe mạnh được xem những khuôn mặt sợ hãi và khuôn mặt bình tĩnh trong khi máy nam châm đánh giá hoạt động trong amygdale, phần não hình thành và lưu giữ những kí ức cảm xúc. 1 nửa số người tham gia từng ở gần Trung tâm thương mại thế giới 1,5 dặm vào ngày 9/11 và 1 nửa số người còn lại ở xa ít nhất 200 dặm. Những người từng ở gần Trung tâm thương mại ngày 9/11 có hoạt động amygdale cao hơn đáng kể khi nhìn những khuôn mặt sợ hãi so với những người ở xa ít nhất 200 dặm. “Các phát hiện của chúng tôi cho thấy có thể có tương quan sinh học thần kinh lâu dài của việc tiếp xúc với sang chấn, ngay cả ở những người có vẻ có khả năng phục hồi nhanh,” nhà nghiên cứu Barbara Ganzel nói. Tiếp xúc với sang chấn có thể dẫn đến tính dễ bị tổn thương trước những bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần theo sau đó nhiều năm sau sang chấn. Nghiên cứu này đem đến cho chúng ta những manh mối về sinh học làm cơ sở cho tính dễ bị tổn thương đó.
Cách đây nhiều năm, tôi có tham gia vào khóa đào tạo chống khủng bố. Tôi đã hỏi sĩ quan chỉ huy anh í tìm thấy những chú chó tấn công của anh ở đâu. Anh nói, như hầu hết mọi người, tin rằng những chú chó hoang đường phố là những chú chó chống khủng bố tốt nhất, vì đã sống sót trong thế giới những con chó đường phố mạnh được yếu thua. Nhưng sự thất thì ngược lại. Những chú chó đường phố là vô dụng cho nhiệm vụ này hoặc bất kì nhiệm vụ nào khác vì chúng không được huấn luyện và không thể dự đoán được. Những chú chó từng được chăm sóc tốt, được yêu thương và được bảo vệ là những ứng cử viên chó chống khủng bố tốt nhất.
Và điều này cũng đúng với con người. Sự hỗn loạn và bạo lực không làm bạn mạnh mẽ hơn. Tình yêu dịu dàng và quan tâm chăm sóc mới làm bạn mạnh mẽ, vì chúng nuôi dưỡng và tăng cường khả năng học hỏi và thích nghi của bạn, bao gồm việc học cách làm thế nào để đấu tranh và thích nghi với những gian khổ sau này.
Nguồn: PsychologyToday
What Doesn't Kill You Makes You Weaker
A history of hardship is not a life asset
Published on August 21, 2010 by Noam Shpancer, Ph.D. in Insight Therapy
Nhà triết học người Đức, Friedrich Nietzsche từng có câu nói nổi tiếng: "Điều gì không thể giết chết chúng ta sẽ làm chúng ta mạnh mẽ hơn.” Nhưng trớ trêu thay, cuộc sống của ông lại ngắn ngủi và đau khổ. Và niềm tin này tiếp tục được củng cố trong nền văn hóa Mĩ.
1 lí do là sự đau khổ, như Freud nhận ra, là 1 phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Do đó chúng ta phát triển nhiều cách thức để cố gắng xoa dịu nó – 1 trong những cách đó là ban cho nó những sức mạnh biến đổi.
Lí do khác là văn hóa Mĩ muốn tin quan điểm này, xem nó như sự tự khẳng định bản thân. Khi chúng ta có 1 niềm tin nào đó thì chúng ta có xu hướng nhìn thấy, nhớ lại và thông báo về hầu hết những trường hợp và những sự kiện ủng hộ niềm tin đó. Đây được gọi là thành kiến xác nhận (confirmation bias).
Lí do khác khiến chúng ta nghĩ rằng những sang chấn tâm lí có thể được biến đổi là vì chúng ta nhìn thấy những sự khác nhau của quá trình này xung quanh chúng ta. Vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn bởi 1 loại thuốc kháng sinh sẽ biến đổi và trở nên kháng cự loại thuốc đó. Những người từng trải qua gian khổ của việc đào tạo có xu hướng cải thiện thành tích làm việc của họ. Nhưng con người không phải là vi khuẩn, và sự đào tạo tốt không phải là 1 sự kiện sang chấn tâm lý.
Sự thật là, từ quan điểm tiến hóa, những người sống sót sau 1 thiên tai, theo định nghĩa, là những người khỏe mạnh nhất. Nhưng không phải thiên tai làm họ khỏe mạnh. Nhưng chúng ta lại kết luận rằng họ khỏe mạnh vì thiên tai.
Bộ não của chúng ta là 1 cái máy tạo ra-ý nghĩa, được thiết kế để sắp xếp và phân loại rất nhiều thông tin thành nhận thức có liên kết, trật tự, được tổ chức chủ yếu theo hình thức tự thuật: điều này xảy ra, nó dẫn đến điều đó, và kết thúc như vậy. Khi 2 việc xảy ra cùng với nhau, chúng ta giả định là chúng có quan hệ đầy ý nghĩa, và khi đó chúng ta nhanh chóng kết nối chúng thành 1 quan hệ nhân quả.
Xu hướng suy ra quan hệ nhân quả từ những sự kiện cùng xảy đến này không chỉ giới hạn ở con người; những chú chim bồ câu bị nhốt trong lồng, nhận được thức ăn vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên không liên quan đến hành vi của chúng, sẽ lặp lại bất kì động tác nào chúng từng làm trước khi thức ăn xuất hiện. Theo ý nghĩa này, những chú bồ câu trở nên mê tín.
Ở con người, nhiều niềm tin phổ biến được dựa vào sai lầm này. 1 số là vụn vặt, như niềm tin của 1 fan thể thao mặc chiếc áo may mắn của anh í để giúp đội bóng của anh chiến thắng. Những niềm tin khác thì nghiêm trọng hơn. Vì những hành vi làm cha mẹ cùng xuất hiện với sự phát triển tính cách của đứa con, nên nhiều phụ huynh giả định rằng những hành vi của họ thực sự hình thành nên những nét tính cách của đứa con. Bằng chứng từ nghiên cứu phát triển cho thấy họ không. Trong thực tế, quan hệ nhân quả thường ngược lại, như những đứa trẻ dễ tính làm cho bố mẹ cảm thấy họ giỏi giang.Những đứa bé ngoan thường tạo nên những bố mẹ tốt.
Những gì không giết chúng ta, trong thực tế, làm chúng ta yếu hơn.
Nghiên cứu tâm lý học phát triển cho thấy, những đứa trẻ bị sang chấn tâm lý có nhiều khả năng bị sang chấn trở lại. Những đứa trẻ lớn lên trong 1 khu dân cư phức tạp trở nên yếu hơn chứ không mạnh mẽ hơn. Chúng có nhiều khả năng phải vật lộn trong thế giới.
Sang chấn với những tác động lâu dài
Và sự tác động lên những người tương thành nhìn chung là giống nhau. Ví dụ, trong 1 nghiên cứu, những người trưởng thành khỏe mạnh được xem những khuôn mặt sợ hãi và khuôn mặt bình tĩnh trong khi máy nam châm đánh giá hoạt động trong amygdale, phần não hình thành và lưu giữ những kí ức cảm xúc. 1 nửa số người tham gia từng ở gần Trung tâm thương mại thế giới 1,5 dặm vào ngày 9/11 và 1 nửa số người còn lại ở xa ít nhất 200 dặm. Những người từng ở gần Trung tâm thương mại ngày 9/11 có hoạt động amygdale cao hơn đáng kể khi nhìn những khuôn mặt sợ hãi so với những người ở xa ít nhất 200 dặm. “Các phát hiện của chúng tôi cho thấy có thể có tương quan sinh học thần kinh lâu dài của việc tiếp xúc với sang chấn, ngay cả ở những người có vẻ có khả năng phục hồi nhanh,” nhà nghiên cứu Barbara Ganzel nói. Tiếp xúc với sang chấn có thể dẫn đến tính dễ bị tổn thương trước những bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần theo sau đó nhiều năm sau sang chấn. Nghiên cứu này đem đến cho chúng ta những manh mối về sinh học làm cơ sở cho tính dễ bị tổn thương đó.
Cách đây nhiều năm, tôi có tham gia vào khóa đào tạo chống khủng bố. Tôi đã hỏi sĩ quan chỉ huy anh í tìm thấy những chú chó tấn công của anh ở đâu. Anh nói, như hầu hết mọi người, tin rằng những chú chó hoang đường phố là những chú chó chống khủng bố tốt nhất, vì đã sống sót trong thế giới những con chó đường phố mạnh được yếu thua. Nhưng sự thất thì ngược lại. Những chú chó đường phố là vô dụng cho nhiệm vụ này hoặc bất kì nhiệm vụ nào khác vì chúng không được huấn luyện và không thể dự đoán được. Những chú chó từng được chăm sóc tốt, được yêu thương và được bảo vệ là những ứng cử viên chó chống khủng bố tốt nhất.
Và điều này cũng đúng với con người. Sự hỗn loạn và bạo lực không làm bạn mạnh mẽ hơn. Tình yêu dịu dàng và quan tâm chăm sóc mới làm bạn mạnh mẽ, vì chúng nuôi dưỡng và tăng cường khả năng học hỏi và thích nghi của bạn, bao gồm việc học cách làm thế nào để đấu tranh và thích nghi với những gian khổ sau này.
Nguồn: PsychologyToday
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: