rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
The Thing We Fear More Than Death
Why predators are responsible for our fear of public speaking
Published on November 28, 2012 by Glenn Croston, Ph.D. in The Real Story of Risk
Tại sao những con thú săn mồi chịu trách nhiệm cho nỗi sợ nói chuyện trước công chúng của chúng ta
Những điều tra về những nỗi sợ phổ biến của chúng ta cho thấy sợ nói trước công chúng đứng hàng đầu trong danh sách. Nỗi sợ đứng trước 1 nhóm người và nói chuyện quá lớn đến nỗi chúng ta sợ nó nhiều hơn cả cái chết, ít nhất là theo điều tra. Tại sao chúng ta quá sợ như vậy, và chúng ta sợ điều gì? Chúng ta nghĩ điều gì sẽ xảy đến với chúng ta? Chúng ta không có khả năng chịu đựng bất kỳ mối nguy hiểm có thực nào? Câu trả lời dường như nằm trong quá khứ xa xưa của chúng ta, trong tiến hoá của chúng ta là những động vật xã hội.
Con người đã tiến hoá qua vài triệu năm trong 1 thế giới đầy nguy hiểm như những con thú săn mồi lớn và nạn đói. Dựa trên các bằng chứng hoá thạch của những cuộc tấn công của thú săn mồi lên tổ tiên chúng ta (được mô tả trong cuốn sách "Man the Hunted" của Robert Sussman và Donna Hart), loài người thời sơ khai có lẽ từng bị săn bởi 1 số lượng lớn thú săn mồi. 1 phòng vệ phổ biến chống lại thú săn mồi được thực hiện bởi những loài linh trường và những loài động vật khác là sống trong các nhóm. Trong 1 nhóm, những thành viên khác trong nhóm có thể cảnh báo cho nhau về thú săn mồi và giúp nhau chống lại chúng. Những lợi thế của việc sống trong 1 nhóm có lẽ là lý do giải thích tại sao loài người thời sơ khai và những động vật linh trường lớn được tiến hoá trở nên có tính xã hội, và tại sao chúng ta vẫn là động vật có tính xã hội ngày nay.
Con người không phải là động vật lớn nhất, nhanh nhất hoặc hung dữ nhất - con người thời sơ khai sinh tồn bằng trí khôn và khả năng cộng tác của họ. Những người làm việc cùng nhau tốt, giúp đỡ những người khác trong nhóm của họ, có thể tồn tại được và truyền những đặc điểm đó góp phần vào hành vi có tính xã hội. Thất bại trong việc trở thành 1 phần của nhóm, bị đuổi khỏi nhóm có thể dẫn đến cái chết cho con người buổi sơ khai. Bất kỳ điều gì đe doạ địa vị của chúng ta trong nhóm xã hội, như đe doạ bị tẩy chay, được cảm nhận như là 1 nguy hiểm rất lớn đối với chúng ta.
"Sự tẩy chay có vẻ như xuất hiện trong tất cả những loài động vật có tính xã hội đã từng được quan sát trong tự nhiên, " Kip Williams, giáo sư tâm lý ở Purdue, người từng nghiên cứu về sự tẩy chay. "Theo hiểu biết của tôi, trong giới động vật, sự tẩy chay không chỉ là 1 hình thức của cái chết xã hội mà nó cũng gây ra cái chết thật sự. Con vật không thể tự bảo vệ nó chống lại thú săn mồi, không thể kiếm đủ thức ăn...và luôn luôn chết trong 1 khoảng thời gian ngắn."
Khi đứng trước 1 nhóm người, chúng ta đổ mồ hôi vì chúng ta sợ bị từ chối. Nỗi sợ quá lớn vì chúng ta khôngđơn thuần sợ trở nên lúng túng hoặc bị đánh giá. Chúng ta sợ bị từ chối khỏi nhóm xã hội, bị tẩy chay và bị bỏ lại 1 mình để tự bảo vệ bản thân. Chúng ta sợ bị tẩy chay còn hơn cả cái chết, vì cách đây không lâu, bị đuổi ra khỏi nhóm có lẽ thực sự là 1 bản án tử hình.
Nguồn: PsychologyToday
The Thing We Fear More Than Death
Why predators are responsible for our fear of public speaking
Published on November 28, 2012 by Glenn Croston, Ph.D. in The Real Story of Risk
Tại sao những con thú săn mồi chịu trách nhiệm cho nỗi sợ nói chuyện trước công chúng của chúng ta
Những điều tra về những nỗi sợ phổ biến của chúng ta cho thấy sợ nói trước công chúng đứng hàng đầu trong danh sách. Nỗi sợ đứng trước 1 nhóm người và nói chuyện quá lớn đến nỗi chúng ta sợ nó nhiều hơn cả cái chết, ít nhất là theo điều tra. Tại sao chúng ta quá sợ như vậy, và chúng ta sợ điều gì? Chúng ta nghĩ điều gì sẽ xảy đến với chúng ta? Chúng ta không có khả năng chịu đựng bất kỳ mối nguy hiểm có thực nào? Câu trả lời dường như nằm trong quá khứ xa xưa của chúng ta, trong tiến hoá của chúng ta là những động vật xã hội.
Con người đã tiến hoá qua vài triệu năm trong 1 thế giới đầy nguy hiểm như những con thú săn mồi lớn và nạn đói. Dựa trên các bằng chứng hoá thạch của những cuộc tấn công của thú săn mồi lên tổ tiên chúng ta (được mô tả trong cuốn sách "Man the Hunted" của Robert Sussman và Donna Hart), loài người thời sơ khai có lẽ từng bị săn bởi 1 số lượng lớn thú săn mồi. 1 phòng vệ phổ biến chống lại thú săn mồi được thực hiện bởi những loài linh trường và những loài động vật khác là sống trong các nhóm. Trong 1 nhóm, những thành viên khác trong nhóm có thể cảnh báo cho nhau về thú săn mồi và giúp nhau chống lại chúng. Những lợi thế của việc sống trong 1 nhóm có lẽ là lý do giải thích tại sao loài người thời sơ khai và những động vật linh trường lớn được tiến hoá trở nên có tính xã hội, và tại sao chúng ta vẫn là động vật có tính xã hội ngày nay.
Con người không phải là động vật lớn nhất, nhanh nhất hoặc hung dữ nhất - con người thời sơ khai sinh tồn bằng trí khôn và khả năng cộng tác của họ. Những người làm việc cùng nhau tốt, giúp đỡ những người khác trong nhóm của họ, có thể tồn tại được và truyền những đặc điểm đó góp phần vào hành vi có tính xã hội. Thất bại trong việc trở thành 1 phần của nhóm, bị đuổi khỏi nhóm có thể dẫn đến cái chết cho con người buổi sơ khai. Bất kỳ điều gì đe doạ địa vị của chúng ta trong nhóm xã hội, như đe doạ bị tẩy chay, được cảm nhận như là 1 nguy hiểm rất lớn đối với chúng ta.
"Sự tẩy chay có vẻ như xuất hiện trong tất cả những loài động vật có tính xã hội đã từng được quan sát trong tự nhiên, " Kip Williams, giáo sư tâm lý ở Purdue, người từng nghiên cứu về sự tẩy chay. "Theo hiểu biết của tôi, trong giới động vật, sự tẩy chay không chỉ là 1 hình thức của cái chết xã hội mà nó cũng gây ra cái chết thật sự. Con vật không thể tự bảo vệ nó chống lại thú săn mồi, không thể kiếm đủ thức ăn...và luôn luôn chết trong 1 khoảng thời gian ngắn."
Khi đứng trước 1 nhóm người, chúng ta đổ mồ hôi vì chúng ta sợ bị từ chối. Nỗi sợ quá lớn vì chúng ta khôngđơn thuần sợ trở nên lúng túng hoặc bị đánh giá. Chúng ta sợ bị từ chối khỏi nhóm xã hội, bị tẩy chay và bị bỏ lại 1 mình để tự bảo vệ bản thân. Chúng ta sợ bị tẩy chay còn hơn cả cái chết, vì cách đây không lâu, bị đuổi ra khỏi nhóm có lẽ thực sự là 1 bản án tử hình.
Nguồn: PsychologyToday