Điển Tích trong Truyện Kiều

  • Thread starter Thread starter kem_97
  • Ngày gửi Ngày gửi

kem_97

New member
Xu
0
Truyện Kiều đối với người Việt Nam chẳng lạ lẫm gì, dân gian ta có câu:
Làm trai biết đánh tổ tôm,
Uống trà Mạn Hảo, ngâm nôm Thuý Kiều
.
Truyện Kiều hay, đó là 1 sự thật không thể chối cãi, thế nhưng để hiểu được cái hay, cái thâm thuý của nó thì không thể chỉ đọc lướt qua như cưỡi ngựa xem hoa được, mà chúng ta nên tìm hiểu thêm cả những điển tích, điển cố trong đó nữa. Vì lí do đó, mình post chủ đề này lên, nếu có gì sai sót, nhờ các bạn giúp đỡ < và thank nhiệt tình nhá
21.gif
>

Trước hết, nếu bạn chưa có 1 cuốn truyện Kiều thì có thể vào đây down về tham khảo : Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Lady first, điển tích về phụ nữ trước nhé:

Ả Lý - Nàng Oanh.
Trích từ câu :

Dâng thư đã thẹn nàng Oanh
Lại thua ả Lý bán mình hay sao ?

Nàng oanh

Đời nhà Hán có Thuần Vu Ý làm quan đất tề ; nhà không có con trai, chỉ sinh được 5 con gái, Đề Oanh là gái út.

Thuần Vu Ý mắc tội lớn phải thọ hình. Khi bắt giải tử tội về kinh , Đề Oanh đi theo cha. Đến kinh thành, nàng dâng thư lên Hán Văn Đế tâu rằng, nếu cha chết đi, cũng không mảy may đền được chút tội; nay thân gái này khẩn thiết xin vua được cho vào cung làm cung nhân thô (người làm sạch sẽ cho vua sau mỗi lần vua đi vệ sinh), để chuộc tội một phần nào cho cha. Hán Văn Đế đọc thư của nàng Oanh, cảm động vì lòng hiếu hạnh của nàng nên tha tội cho Thuần Vu Ý.

Ả Lý

Thời Hán Vũ Đế, ở quận Mân Trung đất Đông Việt., trong một cái hang sâu có con rắn khổng lồ; dân chúng trong vùng rất kinh hãi, gọi là thần rắn. Hàng năm phải cung cho thần rắn một người con gái đồng trinh thì dân mới yên ổn làm ăn. Nhưng dần cũng hết, tìm đâu ra con gái\.

Bấy giờ ở huyện Tương Lạc, có nàng Lý Ký, nhà nghèo xơ xác, cả cha mẹ đều bệnh năng không tiền thuốc thang. Nàng Lý đã trốn cha mẹ, đến cửa quan tự nguyện bán mình nộp mạng cho rắn, rồi nhờ chuyển tiền về cho cha mẹ.

Nàng xin quan lệnh ban cho một cây gươm bén và một con chó dữ. Vào bên trong hang, nàng thả chó dữ ra chiến đấu với rắn, và dùng gươm chém rắn từng khúc.

Dư Thiện là cháu lâu đời của Việt Câu Tiễn được Hán Vũ Đế phong vương ở đất Đông Việt. Biết được chuyện người con gái hiếu thảo, can trường, Đông Việt vương đã đón ả Lý về làm vợ.



Ả Tạ- Nàng Ban
Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, Ả Tạ cũng đâu thế này

Nàng Ban

Ban Chiêu tự là Huê Cơ là người đàn bà hay chữ đời Đông Hán. Năm mười lăm tuổi Ban Chiêu đã biết làm thơ và làu thông Tứ Thư, Ngũ kinh. Lấy chồng là Tào Thế Thức, một danh nho của Đông Hán. Sống chung được mười năm thì Tào Thế Thức qua đời vì bệnh; Ban Chiêu thủ tiết thờ chồng.

Đời vua Hoà Đế, Ban Chiêu được triệu vào cung để dạy học cho các hoàng tử và các phi tần. Lúc bấy giờ cha của bà là Ban Bưu đang tại chức Đông các đại học sĩ, chịu trách nhiệm soạn thảo bộ Hán Thư. Công việc đang còn dang dở thì ông qua đời. Anh của ban Chiêu là Ban Cố được nhà vua chỉ định tiếp tục công trình của cha. Nhưng chẳng bao lâu, Ban Cố cũng qua đời vì bạo bệnh, trong khi bộ Hán thư vẫn chưa xong. Ban Chiêu tâu với vua cho bà được tiếp nối công trình. Vua Hòa đế chấp thuận và bà được sung vào Đông các tàng thư tiếp tục soạn bộ Hán thư cho đến hoàn tất.

Trong thời gian ở Đông các tàng thư, Ban Chiêu đã trước tác tập Nữ Giới, gồm bảy thiên. Từ đó lẫy lững tài danh Ban Chiêu.

Ả Tạ

Ả Tạ là Tạ Đào Uẩn, con gái quan Thái úy Tạ Công đời nhà Tấn, có nhan sắc tuyệt trần lại thông minh nhất mực. thơ phú hay lừng tiếng.
Trong cùng một vùng, có họ Vương cũng dòng giỏi gia phong, con cháu cũng thuộc vào bậc vọng tộc. Họ Tạ và họ Vương bắt thông gia với nhau, con trai con gái hai họ chỉ kết duyên vói nhau, không lấy người ngoài họ.
Tạ Đạo Uẩn lúc nhỏ đã thông minh, học rộng lại có tài biện luận. Nhân một hôm về mùa đông, tuyết rơi lả tả, chú của Tạ Đạo Uẩn là Tạ An ngồi uống rượu nóng có cả hai cháu là Tạ Lãng và Đạo Uẩn ngồi hầu bên. Tạ An liền chỉ tuyết, hỏi: - Tuyết rơi giống cái gì nhỉ?
Tạ Lãng đáp: - Muối trắng ném giữa trời.
Tạ Đạo Uẩn bảo: - Thế mà chưa bằng "Gió thổi tung tơ liễu
Tạ An khen Tạ Đạo Uẩn là thông minh, nhiều ý hay, tư tưởng đẹp. Ông lại thường chỉ Đạo Uẩn mà bảo các con cháu rằng: - Nếu là trai, Tạ Đạo Uẩn sẽ là bực công khanh.
Tạ Đạo Uẩn sau kết duyên với Vương Ngưng Chi, một nhà nho lỗi lạc đương thời.
Làm vợ họ Vương, Tạ Đạo Uẩn thường thay chồng tiếp khách văn chương, đàm luận thi phú. Nàng tỏ ra là người hoạt bát, thông suốt nhiều vấn đề, lập luận vững chắc làm nhiều tay danh sĩ đương thời phải phục.
Em chồng của Tạ Đạo Uẩn là Vương Thiếu Chi. Người học giỏi nhưng lập luận kém cỏi, thiếu hoạt bát nên trong khi biện luận thường bị khách áp đảo. Tạ Đạo Uẩn sợ em chồng mất giá trị nên bảo thị tỳ thưa với Thiếu Chi làm một cái màn che lại, nàng sẽ ngồi sau để nhắc Thiếu Chi trong khi biện luận với khách.
Thiếu Chi nhờ đó mà khuất phục được khách và nổi danh, được nhiều người kính phục.
Nàng Ban, ả Tạ là hai người phụ nữ có tài danh về thi phú văn chương. Về sau, các nhà văn học thường dùng tiếng "nàng Ban, ả Tạ" để chỉ người phụ nữ tài giỏi, có danh tiếng về văn chương thi phú.
__________________
 
........tiếp nhé.............

Gặp cơn bình địa ba đào
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.


Tích truyện :

Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Ngạ Tiểu Nga là con một gia đình thúc nho lễ giáo, nổi tiếng là một trang quốc sắc thiên hương; thuở nhỏ được cha mẹ cho theo đòi bút nghiên, mười hai tuổi đã biết làm thơ phú, đọc thông các sách thánh hiền. Hoá Chiêu là học trò của cha Tiểu Nga; cậu học trò nghèo, mồ côi cha, thông minh, ham học, mặt mày khôi ngô, được thầy thương, gả con gái và cho ở rể. Sống chung với nhau được ba năm, thì bố mẹ vơ, lần lượt qua đời, để lại cho vợ chồng một căn phố và ít vốn liéng để mở một tiệm tạp hóa.

Đời sống cũng được êm đềm. Trong vùng, các văn nhân thỉnh thoảng đến mua hàng và cùng vợ chồng Trần Hóa Chiêu xướng họa ngâm thơ. Cũng không ít khách lai vãng thường xuyên đến đó vờ vĩnh mua hàng, để được dịp chiêm ngưỡng dung nhan Tiểu Nga; có phú hộ Trát Hiếu Sắc cũng thuộc loại khách này.

Nhưng không như những mối tình câm kia, đến nhìn để rồi thầm yêu trộm nhớ, Hiiếu Sắc đã manh tâm chiếm hữu người đàn ba này cho được. Phú hộ tìm hiểu, biết vợ chồng vì ham thích thơ văn , nên buông lỏng chuyện mua bán, vốn liếng cụt dần. Phú hộ ra tay hào hiệp, cho mượn vàng bạc để gầy dựng lại. Ngại ngùng lần đầu, nhưng rồi tiếp những lần sau, Hoá Chiêu cầm vàng bạc mượn đi buôn bán xa, chuyến nào cũng lời khẫm. Lần nào, vợ chồng cũng nài nỉ hoàn lại vốn và trả lời, nhưng Hiếu Săc đều từ chối lấy lãi.

Cứ vậy, hai năm họ trở thành bạn thâm giao. Hiếu Sắc luôn tỏ ra mình là người đàng hoàng, nghiêm túc, không bao giờ đến nhà bạn trong lúc vắng mặt Hoá Chiêu; những lúc tiếp chuyện với Lương Tiểu Nga, luôn luôn giữ thái độ đứng đắn. Vợ chồng Hoá Chiêu vui mừng có được người bạn hiền, hào phóng. Khi tự xét lý lịch "nằm vùng" của mình đã đến lúc kết nạp được, Hiếu Sắc đề nghị chung vốn làm ăn lớn. Vợ chồng Hóa Chiêu hoàn toàn tin tưởng, hớn hở nhận lời ngay.

Việc buôn bán phất lên nhanh, nhưng Hiếu Sắc vẫn cương quyết không bao giờ nhận chia lãi, nại lý do để giúp vợ chồng bạn.

Một lần, Hiếu Sắc bàn với Hóa Chiêu phải đi buôn một chuyến lớn ở Hàng Châu xa xôi và thuê thuyền xong, cả hai cùng lên đường. Ròng rã cả tháng trời thuyền mới đến Hàng Châu vào một đêm trăng thanh gió mát. Hai người đem rượu ra mũi thuyền đối ẩm tâm sự Hoá Chiêu, tình thật, ngâm một câu thơ, lại ngậm một chén rượu ; Hiếu Sắc thì cứ làm động tác giả, hắt rượu qua vai. Quá nửa đêm, Hoá Chiêu rụng, người mềm nhũn. Lúc bấy giờđám gia nhân dưới thuyền cũng đã ngủ saỵ Hiếu Sắc lôi Hóa Chiêu, xô xuống sông. Đôi ba lần Hoá Chiêu ngoai ngóp trồi đầu lên, Hiếu Sắc lại dùng sào dìm xuống cho đến khi mặt nước không còn sủi bọt nữa.

Không cần phải buôn bán chi, Hiếu Sắc cho thuyền quay về Tề Hàng ngay. Mẹ Hoá Chiêu và Tiểu Nga đau lòng với nỗi bất hạnh, nhưng vần cảm kích Hiếu Sắc đã bỏ cả chuyến hàng lớn để vội vàng trở về báo hung tin.

Rồi sau đó, đều đều, Hiếu Sắc lui tới thăm viếng và cấp dưỡng cho mẹ Hoá Chiêu và cô vợ góa trẻ. Và lần nào nước mắt phú hộ hào phóng cũng đầm đìa.

Người đời càng nể trọng hơn khi thấy Hiếu Sắc ân cần chăm sóc mẹ của Hoá Chiêu chu đáo hơn vợ bạn, khiến mẹ già cũng có phần đăm chiêu

Ba năm sau, mãn tang. Hiếu Sắc cho người đến thưa chuyện với mẹ Hóa Chiêu xin cưới Tiểu Nga lam vợ. Bà mẹ đã đăm chiêu nhiều, nên thuận tình ngay, khuyên nhủ con dâu nên bước thêm bước nữa.

Lương Tiểu Nga vốn là gái hiền thục, vẫn còn thương yêu người chồng vắn số, nhưng vẫn phải vâng lời mẹ chồng, tái giá.

Cưới được Lương Tiểu Nga rồi, Hiếu Sắc vẫn một mực chăm sóc mẹ Hoá Chiêu; bà cũng an lòng nghĩ rằng con dâu mình có được bóng mát cho cuộc đời còn lại.

Vợ chồng ăn ở vơi nhau được mười năm, sinh được hai mụn con. Đời sống an nhàn. Một đêm trăng vào hạ, vợ chồng ra ngồi hóng mát bên ao sen. Hiếu Sắc nhấm rượu, và ngấm rượu; Đương lúc đó, có con ếch nhảy lên một lá sen. Tiểu Nga đưa cây sào thọc cho con ếch nhảy đi. Sào thọc xuống thì con ếch lặn, cất sào lên, nó lại trồi lên. Tiểu Nga phải thọc vào con ếch mấy lần nữa, nó mới chịu lặn chìm mất.

Bất giác, Hiếu Sắc buột miệng ngâm:

"Hồi ức thập tam niên tiền sự
Huyên tợ hà mô lục thủy thờị.
Nhớ chuyện mươi ba năm trước đây
Mường tượng ngày nay ếch ngóp ngoai

Nghe lời thơ lạ, Tiểu Nga bảo chồng lập lại để mình họa theo. Hiếu Sắc lè nhè đọc lại rồi cao hứng nói vợ lấy giấy bút cho mình chép lại làm thủ bút. Thôi rồi, kẻ hào hiệp chung chăn gối với mình mười năm nay, thì ra là một kẻ nham hiểm thâm độc.

Không thể để cho Hoá Chiêu chết oan, Tiểu Nga đã nắ lấy vật chứng là hai câu thơ thủ bút của Hiều Sắc, đem đi trình quan.

Bị bắt tra vấn, Hiếu Sắc khai hết sự thật câu chuyện hơn mười ba năm trước, vì đã cuồng si nhan sắc của Lương Tiểu Nga nên đóng trò đạo đức, rồi bày mưu giết chồng đoạt vợ Trát Hiếu Sắc bị xử tội tử hình.

Đúng là sắc bất ba đào dị nịch nhân, nhan sắc đâu phải là sóng lớn mà cũng dìm chết người, hai người chồng đều phải tức tưởi lìa đời.

Sắc đẹp là tội lỗi, nàng đã đến công đường, xin xử tội cái nhan săc nàỵ Nhưng luật pháp có bao giờ lại tử hình một hồng nhan. Có chăng thì lạ gì bỉ sắc tư phong, hồng nhan phải tự mang lấy cái nghiệp chướng đa truân.
__________________
 
Bảy chữ - Tám nghề

Này con thuộc lấy làm lòng
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời
Khi khóe hạnh, lúc nét ngài
Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa

Tích truyện :

Theo truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc):
Tú bà hỏi Kiều: Tiếp khách thế nào mới lưu được khách?.
Kiều trả lời: ngủ với ngươì ta chớ gì?;
Tú bà giẫy nẫy: con này mới ngu làm sao ! Nếu con gái nhà thổ cũng như con gái nhà lương gia thì ai buồn chơi. Nghề chơi ở trong còn lắm điều hay, khi khách lên giường, thì mày nhường khách nằm trong, mày nằm ngoài, ngoảnh mặt lại chầu khách; tay khách tất sờ vào mình mày, mày phải sờ hạ thể khách..

Bảy chữ vành ngoaì là:

1. Khốc: khóc lóc giả bộ thương yêu, khách quyến luyến không rời được

2. Tiễn: cắt tóc mày và tóc khách, se vào nhau; mỗi người buộc vào cánh tay như thề nguyện kết tóc se tơ.

3. Thích : khi đã thỏa thê tình dục rồi, lấy kim chích tên của khách lên cánh tay hay đùi mày, lấy mực xoa vàọ Khách sẽ trút hết tiền vì nghĩ rằng mày đã chết mê chết mệt nó, mới xăm tên nó lên thân thể mày như vậỵ Khách sau đến, trông thấy ắt phải nghĩ rằng: không biết người đi trước đãi mày thế nào mà mày yêu đến thế. Tất nhiên sau đó sẽ hậu đãi mày để được lòng mày, yêu hơn người trước. Nhân thể phải biết chau mày, nói: khách đi trước đã tiêu phí không biết bao nhiêu tiền mới được lạc thú tuyệt đỉnh, do đó mới xăm tên, nay muốn được thích thú hơn, tất nhiên phải quăng tiền cho mày.

4. Thiêu: là khổ nhục kế, hai đứa đều chích máu trong người ra để thề, phỏng gặp thằng ngu, mày cùng nó đốt huơng thề, như thế thì nó táng gia bại sản cũng đáng đời.

5. Giá: dùng mẹo để lừa, cứ như mong được làm vợ, suốt ngày chỉ nói chuyện mơ ước về nhà chồng và các điều thề thốt. Hễ nó đã mê, tự nhiên bỏ của ra; tiền đã hết rồi, nó muốn cưới, mày giả đau không dậy, thế thì chẳng phải đợi mày đuổi, nó tự động cũng cút xéo.

6. Tẩu: khách chơi đã hết của, mày phải đuổi nó ra khỏi cửạ Nếu nó vẫn đeo, thì vờ hẹn nó đến một nơi nào đó, rồi nắm áo lại, dọa sẽ tri hô lên cho quan đến bắt kẻ lưu manh có ý cưỡng bức màỵ Tự khắc nó phải bỏ mày.

7. Tử: dẫu biết nó có vợ có hầu, mày vẫn thế thốt sống chết nếu không được sống chung thì tự vẫn; vậy nó có tiêu pha hết của cho mày thì cũng phải.

Bảy chữ mới chỉ là mánh khóe bên ngoài để dụ dỗ khách. Còn khi hành lạc, thì vành trong phải đủ tám nghề:

1. Với khách có hạ thân nhỏ thì dùng phép "đánh trống giục hoa" (kích cổ thôi hoa).

2. Với khách có hạ thân lớn thì dùng phép "sen vàng khóa xiết" (kim liên song tỏa).

3. Nếu khách hối hả, lụp chụp thì dùng phép "mở cờ đánh trống" (đại chiến kỳ cổ)

4. Nếu khách khoan thai thì dùng phép "đánh chậm gõ sẽ" (mạn đả khinh sao)

5. Với người mới " vỡ lòng "thì dùng phép "ba bậc đổi thế" (khẩn thuyên tam trật).

6. Gặp khách sành sỏi thì dùng phép "tỏa tâm truy hồn"

7. Gặp khách tay ngang tì dùng phép "tả chi hữu chì"

8. Đối với khách đam mê nhan sắc thì dùng phép "dềnh dàng hớp vía" (nhiếp thần phiến tỏa).
__________________
 
Băng nhân

Sự lòng ngỏ với băng nhân
Tin sương đồn đại, xa gần xôn xao

Tích truyện :

Văn nhân Linh Hồ Sách nằm mơ thấy mình đứng trên băng tuyết nói chuyện với một người lạ nằm dưới băng tuyết. Linh Hồ Sách đem chuyện năm mơ của mình thuật lại cho Sách Thẩm, một người rất giỏi về thuật số. Sách Thẩm giải mộng:

- Băng thượng nhân ngữ băng hạ nhân, tức là dương nói chuyện với âm. Điềm này tất có chuyện mai mối đây. Vậy nếu có ai nhờ tiên sinh se duyên, thì cứ nhận lời. Đến khi băng tan, thì lương duyên thành.

Mấy hôm saụ Linh Hồ Sách đưọc Điền Báo nhờ làm mối lái xin hỏi cưới con gái của Trương Công Vị. Linh Hồ Sách nhận làm mai và được Trương Công Vi đồng ý. Quả đúng, đến mùa xuân, khi băng tan hết thì hôn lễ của Điền Báo với con gái Trương Công Vi được cử hành.


Bố Kinh

Đã cho vào bậc Bố kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu

Tích truyện :
ố kinh là hai chữ thu ngắn, Bố quần là chiếc quần bằng vải, kinh thoa là cái trâm cài đầu bằng gaị Bố kinh lấy từ chuyện Lương Hồng Mạnh Quang trong sách Di Uyển của Trung Quốc:

Lương Hồng là một hàn sĩ ơ Giang Nam, nhà nghèo xơ xác, hiếu học, trọng đạo đức nhân nghĩạ Nhiều người rất cảm phục nhân cách của chàng , trong đó có một phú hộ thật tâm muốn tìm cách giúp đỡ . Lần đầu tiên tìm đến gặp Lương Hồng, phú hộ muốn tặng chàng hai gói chè quí ngọn hái từ đỉnh núi Vũ Di . Lương Hồng nhẹ nhàng thưa:

- Nếu có gì cần dạy bảo xin ngài vui lòng chỉ giáo, còn lễ vật ngài cho tôi xin được phép từ chối.

Phú hộ đành cầm lễ vật ra về, trong lòng nghĩ hay là chàng nho sĩ kia vì nghĩ phận mình nghèo hèn không dám giao tiếp với người giàu sang như ta. Nghĩ vậy nên ít ngày sau, phú hộ lại tìm đến, chân đi giày cỏ, cẩn thận buộc ngưa từ ngoài xa. Trong lều tranh, Lương Hồng vẫn mải mê đọc sách; phú hộ kiên nhẫn chắp tay đứng đợi ngoài sân. Sau mấy canh giờ, Lương Hồng chợt gấp sách, nhìn ra ngoài, trông thấy vị khách đang đứng chờ. Chàng cung kính mời vào. Lần này phú hộ chỉ xin tặng một gói trà ngang, nhưng bên trong lại có mấy nén vàng, gọi là chút tiền độ nhật cho hàn sĩ. Lương Hồng nhất mực từ chối:

- Nếu ngài có ý coi trọng kẻ hèn nay thìhãy cư xử nhau bằng tình nghĩa; xin bảo trọng tình nghĩa trong sáng này, đừng để lễ vật làm hoen ố đi.

Phú hộ lại phải đem lễ vật về và vẫn không nghĩ ra cách gì để giúp đỡ con ngươì liêm khiết này. Và không những chỉ có phú hộ này, nhiều danh gia khác cũng nghe tiếng thơm Lương Hồng, muốn muốn đem gả ái nữ chọ Trong số này, có nhà họ Mạnh, giòng dõi nho gia, giàu có mấy đời, có tiểu thư Mạnh Quang, sắc nước khuynh thành, vương tôn công tử gần xa đều ngấp nghé. Nhà họ Mạnh chủ động muốn nhận Lương Hồng làm rể. Lương Hồng cũng nghe tiếng gia đình họMạnh tuy giàu có, nhưng nổi tiếng mấy đời lương thiện, nên bằng lòng kết nghĩa trăm năm với nàng Mạnh Quang.

Ngày hợp hôn, Mạnh Quang muốn làm đẹp lòng chồng, trang điểm má phấn tô son, xiêm y lộng lẫy, vàng ngọc sáng ngờị Nào ngờ, trông thấy tân nương rực rỡ như vậy, tân lang lại tiu nghỉu, suốt bảy ngày đêm ủ ê không buồn động phòng hoa chúc. Thoạt đầu, Mạnh Quang đã quá lo âu, không hiểu mình đã lời ăn tiếng nói như thế nào để chàng phải phật ý; cuối cùng thì nàng cũng nghĩ ra và đã vất bỏ hết các xiêm y, trang sức sặc sỡ đó, mà chỉ mặc quần áo vải và đầu cài thoa gai đến bên chồng. Đến đây, Lương Hồng mơi bật lên mừng rỡ, ôm chầm lấy tân nương:

- Đây mới thật là vợ của Lương Hồng. Trong phú quý', giàu sang, thường người ta không giữ được nhân nghĩạ Ta chỉ muốn sống trong thanh bần, tự mình cày ruộng mà ăn, dệt vải mà mặc, cuộc sống đạm bạc nhưng vợ chồng luôn có nhau, tương kính nhau.

Người đời sau lấy chữ Bố kinh trong điển tích này để nói đến các bà vợ hiền thục.
__________________
 
Tố Nga
Đầu lòng hai ả TỐ NGA
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
(Câu 15,16. Giới thiệu chị em Kiều)

Tố NGA:Tố là trắng. Nga là đẹp. Bài Nguyệt phú của Tạ Trang có lời chú: "Thường Nga thiết dược bôn nguyệt; nguyệt sắc bạch, cố vân Tố Nga" (Thường Nga lây trộm thuốc tiên, thoát lên cung trăng; mặt trăng sắc trắng cho nên nói là Tố Nga). "Thần Tiên truyện" chép rằng: Thường Nga là vợ Hậu Nghê.. Hậu Nghệ xin thuốc trường sanh của bà Tây Vương Mẫụ Hậu Nghệ là người tính tình không tốt, hay làm việc phản bạn, Thường Nga khuyên chồng mãi mà không được. Nàng giận thừa cơ uống trộm thuốc tiên và bay lên cung trăng.

Lại có truyền thuyết nói rằng vua Đường Minh Hoàng (tức Đường Huyền Tông) lên chơi nguyệt điện thấy có mười người con gái mặc toàn trắng và cỡi hạc trắng múa hát; cho nên nhà vua dùng chữ Tố Nga để chỉ mặt trăng và cũng để chỉ người con gái đẹp.

Mai cốt cách

Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
(Câu 17 và 18. Phẩm chất chị em Kiều)

MAI CỐT CÁCH là thân hình mảnh mai, yếu đuối như cây maị Đây là quan niệm của người xưa, người con gái được coi là đẹp phải có thân mình ẻo lả mảnh mai như thế.

Điển hình cho người đẹp "mai cốt cách" là nàng Mai Phi, một người phi sủng ái của vua Đường Huyền Tông khi ông chưa có nàng Dương Quý Phị

Mai Phi tên thận là Giang Thái Tần, chào đời và lớn lên ở Mai Hoa thôn. Nàng được Thái gíam Cao Lực Sĩ tuyển chọn vào cung dâng cho vua Đường Huyền Tông. Nàn có nhan sắc diễm lệ và thân hình mảnh dẻ gió thổi cũng baỵ Hơn nữa, nàng rất yêu thích hoa mai nên được nhà vua đặt là Mai Phị

Vào cung, Mai Phi đã được vua Đường Huyền Tông sủng ái rất mực một thờị Đến khi nhà vua có được Dương Quý Phi thì Mai Phi bị thất sủng. Nàng sầu khổ lâm bệnh và cuối cùng chết đi như một cành hoa mai héo hắt.

Cùng mẫu người "mai cốt cách" như Mai Phi còn có Đào Hoa Nữ trong bài thơ của Thôi Hộ, nàng Thôi Oanh Oanh trong Tây Sương Ký và nàng Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng

Loại phụ nữ như thế chỉ là một loại hoa quý để cấm trong bình cho người khác thưởng thức chứ không thể là mẫu người làm vợ lý tưởng được. Tại sao Vì thân thể họ nhuyển nhược, mềm yếu quá có làm nên chuyện gì đâủ Nhất nhất chuyện gì họ cũng đều trông cậy vào người khác mà thôị Và mẫu người như thế thường là "hồng nhan bạc phận", sớm bị yểu vọng chứ không thể trường thọ được.

Khuôn trăng đầy đặn

Vân xem trang trọng khác vời
KHUÔN TRĂNG ĐẦY ĐẶN NÉT NGÀI NỞ NANG

Cổ tướng thư nói: "Diện như mãn nguyệt, mi nhược ngoạ tàm"; nghĩa là mặt như trăng tròn, lông mày như con tằm nằm ngang. Đây là một cách tả ước lệ của người xưa về đoan trang của người phụ nữ.

Cũng sách Cổ tướng thi còn ghi: "Diện như mãn nguyệt, thanh tú nhi thần thái xạ nhân gia vi chi chiêu hà chí diện, nam chủ công hầu tướng, nữ chủ hậu phi phu nhân". (Mặt như trăng rằm thanh tú, tinh thần rực rỡ sáng sủa gọi là cái mặt của ráng trời buổi sớm, con trai công hầu, con gái hậu phi, phu nhân).

Người phụ nữ được cái tướng như thết là tốt, đoan trang hiền thục mà lại phúc hậu; có thể yên tâm là có một cuộc đời an nhàn. Vạn nhất, nếu sống trong một xã hội tao loạn, có vì gia biến hay một hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà phải lưu lạc bèo dạt hoa trôi thì cũng chỉ là nhất thời mà thôị Và cuộc sống cũng không quá lao đao lận đận như phần đông ca nhi, kỹ nữ khác.

Câu chuyện sau đây có thể chứng minh được cho điều đó:

Lý Sư Sư là một kỹ nữ danh tiếng ở kinh đô Khai Phong đời vua Tống Huy Tông. Mặt mày đầy đặn phương phi, tánh tình ôn nhu hoài thuận. Tuy là kỹ nữ nhưng rất chững chạc đoan trang.

Khách hàng chơi vặn mặc thảy đều tỏ ý tiếc cho nàng. Ai ai cũng nghĩ có lẽ nàng xuất thân con nhà đường hoàng nhưng vì một hoàn cảnh gì đó mà phải đem thân vào chốn kỹ viện. Do đó, tuy là kỹ nữ nhưng Lý Sư Sư rất được khách hào hoa tôn trọng.

Tiếng tăm nàng đến tai Huy Tông hoàng đế khiến nhà vua trẻ tuổi, đa tình này cũng háo hức muốn gặp nàng. Một hôm Huy Tông Hoàng đế cải dạng thường dân đến kỹ viện tìm nàng.

Lần đầu tiên gặp gỡ, Huy Tông cứ nghĩ rằng Lý Sư Sư cũng chỉ là một kỹ nữ như bao nhiêu kỹ nữ khác nên Hoàng Đế tỏ ra suồng sã với nàng. Lý Sư Sư liền bỏ đi, không tiếp. Nhà vua cho thị vệ chạy theo rỉ tai nàng, bảo cho nàng biết ông chính là đương kim Hoàng Đế. Dù biết là Hoàng Đế nhưng Lý Sư Sư cũng mặc, nhất định không thèm tiếp một người thô tục, có cữ chỉ khiếm nhã. Tống Huy Hoàng đế đành phải chiu thua kỹ nữ Lý Sư Sư và ra về.

Về sau nhà vua phải mất một thời gian khá lâu dài mới chinh phục lại được cảm tình của nàng kỹ nữ họ Lý ấỵ Rồi nhà vua cho triệu nàng vào cung.

Khi nhà Tống bị Mông Cổ xâm lăng, tướng Mông Cổ cho đòi Lý Sư Sư đến hầu rượu, nàng cũng nhất định không nghẹ Để tránh bị ô nhục, Lý Sư Sư bẻ cây trâm cài đầu nuốt vào cổ để tự tận...



Nghiêng Nước, Nghiêng Thành

Một hai NGHIÊNG NƯỚC, NGHIÊNG THÀNH
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
(Câu 27, 28. Tài sắc Thúy Kiều)

"Ví chăng duyên nợ ba sinh
Làm chi những thói KHUYNH THÀNH trêu ngươi!".
(Câu 257, 258. Kim Trọng than thở)

"Lạ cho cái sống KHUYNH THÀNH
Làm cho đổ quán, xiêu đình như chơị"
(Câu 1301, 1302. Thúc Sinh đam mê Kiều)

Nhìn một cái xiêu thành người, nhìn một cái đổ nước ngườị Ý là muốn nói đến cái nhan sắc cực kỳ đẹp khiến người ta say mê đến mất thành mất nước mà cũng không haỵ

Câu này Nguyễn Du dịch lời ca của Lý Diên Niên trong tích Hán Vũ Đế tuyển người đẹp.

Năm Nguyên Sóc, Hán Vũ Đế cho xây dựng đền Minh Quang và kén chọn hai ngàn gái đẹp ở vùng Yên, Triệu đưa vào ở trong đó. Những người đẹp được tuyển chọn này chỉ tuổi từ mười lăm trở lên, nhưng quá ba mươi thì bị thải hồị

Ngoài Đền Minh Quang, Hán Vũ Đế còn nhiều nơi khác để chứa gái đẹp. Tổng cộng số gái đẹp của nhà vua này lên đến một vạn tám ngàn. Ấy mà Hán Vũ Đế vẫn còn cho là thiếu.

Một hôm ca nhân Lý Diên Niên hát cho Hán Vũ Đế nghe rằng:

"Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.
Ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc,
Giai nhân nan tái đắc".

(Phương Bắc có người đẹp
Tuyệt vời đứng riêng bậc
Một nhìn, người nghiêng thành
Hai nhìn, người nghiêng nước.
Há rằng chẳng biết nước thành nghiêng,
Chỉ vì người đẹp khó tìm được.)

Hán Vũ Đế bèn hỏi:
- Thế gian có người đẹp đến thế sao ?

Tả hữu thưa:
- Tâu bệ hạ, người đẹp trong bài ca ấy chính là cô em gái của Lý Diên Niên vậỵ

Hán Vũ Đế bèn ra lên cho Lý Diên Niên đưa em gái vào cung. Nhà vua rất sùng ái nàng và bắt cả triều thần phải gọi nàng là Lý phu nhân. Vua lại phong cho Lý Diên Niên từ chức Cẩn Giám lên chức Hiệp Đô Uý.

Lý phu nhân ở với Hán Vũ Đế hơn một năm thì sinh được một con trai, tức là Sương Ấp Vương sau nàỵ

Một thời gian sau Lý phu nhân bị bệnh nă.ng. Hán Vũ Đế tự đến thăm hỏi nhưng không được nàng tiếp. Nàng trùm chăn kín mít và nói với nhà vua:

- Thiếp bị đau nặng đã lâu, hình dung tiều tuỵ lắm, không dám đem cái nhan sắc héo úa ra mắt nhà vuạ Chỉ xin gởi lại nhà một người con trai và mấy người anh em.

Hán Vũ Đế nói:
- Phu nhân bệnh nặng e khó qua, hãy mở chăn nhìn ta mà ký thác con và anh em có phải hơn không?

Lý phu nhân vẫn trùm khăn kín mà nói:
- Theo lễ, đàn bà mặt mũi không sạch, không nên được trông thấy đấn quân phụ

Nhà vua cố nài nỉ:
- Phu nhân hãy ra mắt trẫm một lần này thôi, trẫm sẽ ban cho phu nhân nghìn vàng, cho con và anh em của phu nhân làm quan tọ

Lý phu nhân vẫn một mực khước từ:
- Cho làm quan là quyền ở nhà vua, không do sự ra mắt của thần thiếp.

Nói đoạn, Lý phu nhân quay vào vách, thở dài rồi nín lặng. Hán Vũ Đế cả giận, đứng phắt dậy bước ra ngay, không nói thêm tiếng nàọ

Các người thân thích biết chuyện, đến trách Lý phu nhân rằng:
- Sao quý nhân không mở mặt ra cho đấng quân vương trong thấy, rồi đem con và anh em ký thác có phải hơn không ? Sao làm cho nhà vua tức giận đến thế ?

Lý phu nhân đáp:
- Đàn bà là kẻ lấy nha sắc thờ ngườị Nay nhan sắc đã kém tất nhiên tình yêu phải phai nhạt. Tình yêu đã phai nhạt thì sẽ không còn ân huệ gì nữạ Bấy lâu nhà vua sủng ái ta là chỉ vì ta còn nhan sắc. Nay ta đã ốm nặng, nhan sắc tiều tuỵ, nếu để nhà vua trong thấy thì thử hỏi ngài còn yêu ta như trưỚc nữa không. Dĩ nhiên khi tình yêu không còn thì làm sao ngài còn thương đến anh em ta nữạ Nay ta không ra mắt nhà vua là muốn gởi gấm anh em một cách thiết tha vậỵ

Ít hôm sau Lý phu nhân từ trần. Hán Vũ Đế cho chôn cất nàng rất hậụ Nhà vua lại sai hoạ nhân vẽ ảnh nàng treo trong cung Cam Tuyền để ngày ngày nhìn ngắm. Nhà vua cũng phong cho các anh em của Lý phu nhân làm quan caọ

Hán Vũ Đế ngày đêm thương nhớ Lý phu nhân khôn nguôị Nhà vu sai người đào ao Côn Linh, đóng thuyền hình chim phượng để ở ao ấỵ Ngài tự chế bài hát, lên thuyền đi chơi bắt các cung nhân hát để giải buồn.

Một hôm, ca nhi hát bài "Lá rụng ve kêu" như sau:
"Xuyên vòng im bặt tiếng kêu
Thềm son mấy đợt bụi rêu lờ mờ
Phòng không lạnh ngắt như tờ,
Gió đưa lá rụng phất phơ cửa ngoàị
Bấy lâu tướng háo mong hoài,
Trông ai chẳng thấy, bùi ngùi lòng ta..."

Vũ Đế nghe bài hát càng buồn rầu thêm, sai lấy nến mỡ rồng soi trong khoang thuyền để tìm hình ảnh Lý phu nhân. Rồi ngài ôm mặt khóc nức nở như một đứa trẻ con ...
__________________
"...
 
Tường Đông

Êm đềm trướng rũ, màn che
TƯỜNG ĐÔNG ong bướm đi về mặc ai
(Câu 37, 38. Nề nếp của Thúy Kiều và Thúy Vân)

"Sông hồ cửa khép cánh mây
TƯỜNG ĐÔNG hé mắt, ngày ngày hằng trông."
(Câu 283, 284. Kim Trọng đi tìm Thúy Kiều)

TƯỜNG ĐÔNG nghĩa đen là bức tường ở phía Đông, nghĩa bóng là nơi có gian nhân cư ngụ

Sách Mạnh tử có câu: "Du đông lân nhi lâu kỳ xử tử" (Trèo sang nhà láng giềng ở phía Đông để dụ dỗ con gái nhà người ta). Đường thi cũng có câu: "Đông lân Tống Ngọc tường" là để ám chỉ nơi trai gái giao tình với nhau vì chàng Tống Ngọc (1) người nước Sở thời Chiến quốc là một thanh niên đẹp trai, thơ hay phú giỏi và tánh tình trăng hoa, ong bướm, đã làm cho bao nhiêu người đẹp phải ôm mối hận tình với chàng tạ

Trong một bài phú tự tình gởi lên vua nước Sở, Tống Ngọc có viết:

"Thiên hạ chi giai nhân, mạc nhược Sở quốc
Sở quốc chi lệ giá, mạc nhược thần lý
Thần lý chi mỹ giá, mạc nhược thần đông gia chi tứ"

(Người đẹp trong thiên hạ không đâu bằng nước Sở.
Người đẹp trong nước Sở không đâu bằng ở xóm hạ thần.

Người đẹp trong xóm hạ thần không ai bằng nàng con gái láng giềng ở phía tường đông nhà hạ thần).

Nhà thơ Lý Bạch thời Đường cũng có câu:
"Tự cố hữu tự sắc
Tây Thi do đông lân".
(Từ xưa có nhan sắc
Tây Thi ở xóm đông).

Hai chữ Tường Đông đã có một trang tình sử lâm ly như sau:

Nước Sơ/ có loạn, nhà vua sai đại thần Vương Trung đem binh dẹp loạn. Vì chậm trễ việc quân, Vương Trung không cứu vãn được tình thế nên bị vua giáng chức, làm Thiên hộ vệ quân tại Nam Dương. Vương Trung đem cả gia quyến theo mình đến nhiệm sở mớị

Bấy giờ Vương Trung có người con gái rất đẹp, tên Vương Kiều Loan, chẳng những đẹp mà còn thông mình và rất giỏi văn mặc, cho nên đã tới tuổi cặp kê mà mắt xanh vẫn chưa để ai vàọ Vương Trung có người em gái tên Tào Di sớm bị goá bụa, nên đem về ở chung trong gia đình để sớm hôm bầu bạn với Kiều Loan.

Năm họ vào tiết Thanh Minh, Kiều Loan cùng Tào Di và thi nữ đi ngoạn cảnh bên ngoàị, Khi ra khỏi nhà thì Kiều Loan phát hiện ở phía tường đông có một chàng trai đang nhìn mình đăm đăm không chớp mắt. Đôi mắt của ai kia sao đầy vẻ tình tứ khiến tiểu thư họ

Vương không kihỏi bối rối trong lòng, đôi má ửng hồng e thẹn. Kiều Loan vội núp sau lưng người cô và giục Tào Di trở vào, không muốn đi chơi nữạ

Khi Vương Kiều Loan đã trở về nhà, chàng trai kia thở dài ngẩn ngơ tiếc rẻ. Chợt chàng trông thấy dưới một gốc hoa kia có chiếc khăn the của người đẹp đánh rơi lạị Chàng vội bước đến nhặt chiếc khăn lên, mùi hương còn thoang thoảng. Bỗng chàng nghe bên trong tường vào Vương phủ có tiếng động, rồi có bóng một thiếu nữ hiện rạ Chàng trai vội vàng núp vào một khóm hoa theo dõi bóng người con gáị Thì ra cô gái ấy là một cô hầu của tiểu thư Vương Kiều Loan, đi ra ngoài tìm chiếc khăn của tiểu chủ đánh rơi lúc nãỵ Chàng trai đứng lên và mạnh dạn đánh tiếng:

- Cô nương ơi, đừng tìm kiếm cho mất công., Chiếc khăn của tiểu thư đã vào tay kẻ khác rồị

Cô gái nhìn chàng trai lạ từ đầu đến chân và nhận thấy hàng có vẻ phong lưu tuấn tú, bèn đến gần kính cẩn hỏi:

- Thưa công tử, nếu quả thật công tử đã nhặt được chiếc khăn của tiểu thư tôi, thì dám xin công tử vui lòng cho xin lại Ơn ấy tiểu thư tôi chắc không quên.

Chàng trai không đáp. Cô gái nói tiếp:
- Xin ân nhân cho biết tôn danh để tiểu thư tôi còn tạ ơn

Chàng trai đáp:
- Tôi họ Tống tên Ngọc, người quận Ngô Châu, hiện cư ngụ ngay phía sau tôn phủ. Còn tiểu thư của nàng là ai vậy

- Dạ tiểu thư tôi tên Vương Kiều Loan, con gái của quan Thiên Hộ

Tống Ngọc cười:
- Tên của tiểu thư nàng thật đẹp, thế còn nàng tên gì?

Cô gái e thẹn đáp:
- Dạ, tiện nữ tên gọi Minh Hà.

Tống Ngọc cười, trêu chọc:
- Cả thầy lẫn trò đều đẹp cả. Vậy bây giờ tôi nhờ nàng trao cho tiểu thư Kiều Loan một bức thư có được không ?

Minh Hà ý không muốn nhận, nhưng sợ làm phật lòng Tống Ngọc thì chàng ta không trả lại chiếc khăn cho chủ mình, nên nói:
- Xin vâng, công tử cứ trao thư cho tôị

- Vậy nàng ở đây chờ tôi một chút, tôi sẽ quay trở lại ngaỵ

Tống Ngọc nói xong, quay gót đi liền. Một lúc sau chàng trở lại trao cho Minh Hà một tờ hoa tiên. Minh Hà thấy Tống Ngọc trao thư mà không trả khăn, trong lòng không vui nên nói:

- Công tử không trả khăn mà chỉ gởi thư, tôi không dám nhận đâu

Tống Ngọc cười nói:
- Nàng đừng lọ Nếu tiểu thư chịu phúc đáp thì tức khắc vật sẽ hoàn cố chủ.

Bất đắc dĩ Minh Hà phải nhận tờ hoa tiên của Tống Ngọc và quay vào phủ.

Vương Kiều Loan đang ngồi đợi Minh Hà trong phòng, cảm thấy lòng bồn chồn không yên.

Minh Hà vừa vào tới, Kiều Loan vội hỏi ngay:

- Thế nào, có tìm ra chiếc khăn của ta không?

Minh Hà ấp úng:
- Thưa tiểu thư, chiếc khăn đà lọt vào tay ... chàng công tử nhìn trộm tiểu thư lúc ban chiều rồị

Kiều Loan nghiêm mặt hỏi:
- Tai sao em không đòi lại cho ta ?
- Em có đòi nhưng chàng trai lần khân không chịu trả, lại còn gởi cho tiểu thư tờ hoa tiên này nữạ

Minh Hà vừa nói vừa lấy tờ hoa tiên trao cho Kiều Loan. Vương tiểu thư vừa nhận tờ hoa tiên vừa nói:
- Chàng trai ấy có xưng tên học và nói quê quán ở đâu không?

Minh Hà đáp:
- Chàng ta họ Tống, tên Ngọc, người Ngô quận. Hiện chàng ta cư ngụ sát vách sau phủ đường tạ

Kiều Loan có vẽ xúc động, mở tờ giấy ra xem. Trong tờ hoa tiên có bài thơ sau:
"Phạ xuất qui nhân phận ngoại hương
Thiên công giao phó hữu tình lang.
Ân cần kỳ thú tương tư cú
Nghi xuất hồng ty xuất động phòng".
(Khăn rơi mỹ nữ đượm mùi hương
Tạo hoá xui chi kẻ vấn vương
Gởi khúc tương tư tình tha thiết
Chỉ hồng buộc chặt mối lương duyên).

Kiều Loan xem xong bài thơ tứ tuyệt rồi nói:
- Từ nay em đừng đòi chiếc khăn ấy nữa mà sinh lôi thôị Nếu chàng có nhờ đưa thư nữa thì em cũng đừng nhận, coi như không có việc gì.

Tuy làm ra vẻ bình thản như thế nhưng thật ra lòng Vương Kiều Loan vô cùng xúc động.

Nàng đi nằm để trấn tĩnh lòng, nhưng chỉ một lúc sau ngồi lên đi quanh quẩn trong phòng. Rồi cuối cùng nàng lấy tờ hoa tiên ra đề thơ phúc đáp:
"Thiếp thân nhất điểm ngọc vô hà
Linh thị hầu môn tướng tướng gia
Tình ly hữu thân đồng đối nguyệt
Nhàn trung vô sự độc khán hoa
Biệt ngô chi hứa lai kỳ phượng
Thúy trúc nan dung nhập lãi hoa
Kỳ dữ dị hương cô lãnh khách
Mặc tương tâm sự loạn như ma"
(Thân em như khối ngọc trong lành
Khuê các sớm chiều với tuổi xanh
Ngày vắng dạo xem hoa dưới mát
Đem thanh thưởng thức nguyệt bên mành
Cành ngô phượng vĩ chen màu biếc
Khóm trúc ô môn đượm mảnh tình
Nhắn nhủ phượng xe người lữ khách
Đừng trao tâm sự rối ren lòng).

Vương Kiều Loan trao thơ cho Minh Hà, dặn đi ngõ sau trao cho Tống Ngọc và đừng để ai trong thấỵ Minh Hà theo lời dặn của chủ, ra ngõ sau và gặp Tống Ngọc. Chàng Tống hỏi:

- Vương tiểu thư có phúc đáp thư tôi chứ ?
Minh Hà gật đầu đáp:
- Có, nhưng công tử phải trả lại chiếc khăn trước đã.

Tống Ngọc cười nói:
- Tiểu thư cô đã phúc đáp thư; thì thiết tưởng chiếc khăn kia không còn cần thiết nữạ Cô hãy đưa thư cho tôi rồi sẽ haỵ

Minh Hà đành trao thư cho Tống Ngọc. Chàng Tống xem bài thơ của Vương Kiều Loan, rất khâm phục tài văn chương của nàng. Chàng ta nói:
- Cô hãy đợi tôi ở đây một chúc để tôi viết thư phúc đáp cho tiểu thự

Rồi chàng ta vào phòng viết một bài thơ tứ tuyệt đem ra đưa cho Minh Hà nhờ trao lại cho Vương Kiều Loan.

Từ đó, qua sự trung gian của Minh Hà, Vương Kiều Loan và Tống Ngọc thơ qua thơi lại luôn luôn. Và mối tình của hai người ngày càng thêm khắng khít.

Một thời gian sau, Kiều Loan gợi ý Tống Ngọc nên tính chuyện mai mối hỏi cưới nàng, nhưng Tống Ngọc cứ lần khân mãi, viện cớ song đường bận làm việc không rảnh rang.

Mặt khác, chàng ta lại tỏ ý muốn gần gũi Kiều Loan về thể xác.

Một hôm Tống Ngọc trèo tường vào vườn hoa trong phủ của Kiều Loan gặp nàng và tỏ ý muốn vào phòng nàng. Kiều Loan từ chối, Tống Ngọc đành ra về. Nhưng sau đó Kiều Loan lại sai Minh Hà đem cho Tống Ngọc một tờ hoa tiên. Chàng mở ra xem:
"Ám tương tế ngữ ký anh tài
Tháng hướng nhân tiên mạc loạn khai
Kim dạ hương khuê xuân bất toá
Nguyệt di hoạ ánh, ngọc nhân lai".
(Đôi lời xin ngõ cùng ai
Nỗi riêng chớ để người ngoài thị phi
Phòng xuân mở rộng đêm nay
Bông hoa rung động, gót hài rẽ sang).

Tống Ngọc xem xong lòng mừng vui như mở cờ. Đêm hôm ấy trời vừa sụp tối Tống Ngọc đã treo qua tường đông để đến với Kiều Loan. Lúc ấy Vương Kiều Loan đang đi đi lại lại trong phòng. Khi Minh Hà dẫn Tống Ngọc vào thì Kiều Loan nghiêm nét mặt sai Minh

Hà đi mời cô Tào Di đến để hội kiến. Tống Ngọc lòng đang rạo rực tưởng nghĩ đến chuyện vu sơn cùng người ngọc, bỗng thấy thái độ Kiều Loan nên đâu ra lo lắng, mặt mày xám ngắt.

Kiều Loan tỏ ý thương hại, mỉm cười nói:
- Thiếp vốn là người đoan chính, mong chàng cũng không phải là kẻ phàm phụ Sở dĩ ngày nay chúng ta yêu nhau là do sắc tài gắn bó. Đã yêu chàng thì thiếp còn tiếc chi nữa, song vườn xuân cánh bướm, biết lòng kia có giữ được lời nguyện ước cho chăng ?

Vậy chúng ta hãy cùng thề chung thủy với nhau đến đầu bạc răng long. Nếu không thề thì chàng chỉ là kẻ muốn ân aí mà không nghĩ đến nghĩ đá vàng.

Tào Di vào phòng, chứng kiến lời thề nguyện của Tống Ngọc và Kiều Loan. Sau đó, rượu và quả được dọn ra, Tào Di, Kiều Loan và Tống Ngọc ăn uống vui vầy say sưa đến khuyạ Tào Di cáo biệt. Kiều Loan và Tống Ngọc đưa nhau vào phòng bày cuộc ái ân.

Trời vừa tảng sáng, Kiều Loan thẹn thùng với tình lang.
- Cuộc đời và tấm thân thiếp đã trao cho chàng rồi, chỉ mong chàng giữ lấy lời thề để cành hoa không vì gió đông mà phai sắc nhạt hương. Từ nay về sau nếu có dịp thiếp sẽ sai Minh Hà đến đón chàng, chúng ta chớ nên phóng túng quá mà sinh ra điều dị nghị

Rồi Kiều Loan sai Minh Hà đưa Tống Ngọc ra về. Đôi mắt của người tỳ nữ đượm vẻ buồn u ẩn nào ai hiểu được nguyên do

Từ đó, đôi trai tài gái sắc không còn xướng hoạ thi thơ với nhau nữa; mà chỉ trao nhau tình yêu xác thịt Cứ vài bốn hôm Kiều Loan lại sai Minh Hà đi đón Tống Ngọc đến để ái ân.

Khổ thay, Minh Hà là một cô gái cũng đang độ phơi phới xuân tình, làm sao chịu đựng nổi cảnh yêu đương, ân ái của cô chủ mình và chàng trai hào hoa phong nhả kiạ Một ngày kia không cầm lòng được, Minh Hà đàn thố lộ lòng mình với Tống Ngọc. Thế là chàng trai phóng đãng ấy "cuỗm" luôn cô tớ gái của người tình. Cuộc tình tay ba vẫn âm thầm diễn ra theo thời gian, không ai hay biết trừ Tao Dị

Rồi một ngày kia, Tống Ngọc ngỏ ý cầu hôn Kiều Loan. Vương Thiên Hộ lâu nay đã từng nghe tiếng Tống Ngọc là một tay trăng hoa ong bướm, một tay đã bẻ biết bao cành thiên hương, nên nhất định không chịu gả Kiều Loan cho chàng. Nhưng Vương Trung có biết đâu rằng trong ba năm qua, tường đông nhà ông đã bị ong bướm quậy tưng bừng. Và chính con gái của ông là Kiều Loan cũng đã góp phần mua vui cho chàng trai đàng điếm Tống Ngọc.

Bị Vương Trung từ hôn, Tống Ngọc cũng buồn nên chàng cất bước giang hồ từ đó, mặc cho Vương Kiều Loan ôm mối tương tự Rồi Vương Kiều Loan ngã bệnh, ngày càng nặng thêm. Hình dáng gầy gò và sức lực ngày một kiệt dần đến mỗi người con gái đáng thương ấy phải lìa bỏ cõi đời ...

======================
(1) Tống Ngọc, người nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc, học trò của Khuất Nguyên; lại là học trò giỏi nhất.

Tiểu sử của Tống Ngọc rất mơ hồ. Người ta chỉ biết rằng từ khi Khuất Nguyên chết, nước Sở còn lại có ba người rất giỏi về Sở từ, đó là Tống Ngọc, Cảnh Sai và Đường Lặc.

Tác phẩm của Tống Ngọc để lại gồm có các thiên Chiêu hồn, Đại Chiêu và Cửu biện cùng nhiều bài phú. Tống Ngọc có tài miêu tả, văn điêu luyện; mở đầu cho thế phú đời Hán về saụ
__________________
 
Sâm Thương


Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân

Sâm Thương, tên gọi trong dân gian là sao Hôm, sao Mai, là hai vì sao chẳng bao giờ trông thấy nhau, một đằng Đông buổi tối, một phía Tây ban sáng.. Truyện Thần tiên kể rằng:

Hàng năm, tại Thiên đình có hội Bàn Đào, tiên ông tiên nữ tề tựu dâng lễ vật, hái đào tiên chúc tụng Ngọc Hoàng. Tiên đồng Bảo Sâm theo hầu một tiên ông, ngọc nữ Thanh Thương theo hầu một tiên cô. Hai trẻ tình cờ, gặp gỡ , quen biết nhau rồi sinh tình. Trước ngày mở hội, đôi trẻ có chút thời gian bên nhau tình tư..

Một nhân vật thứ ba, tiểu đồng Trường Quang, cũng tình cờ gặp gỡ Thanh Thương, nhưng tình chỉ sinh một hướng, Thanh Thương đã yêu đậm Bảo Sâm mất rồi. Bị tình lờ, Trường Quang sầu thảm.

Đến ngày Bàn Đào khai hội, đàn ca xướng hát rộn ràng. Các tiểu đồng, ngọc nữ nhịp nhàng như vũ điệu, tay bưng khay, tay nâng chén ngọc hầu rượu các tiên ông tiên bà.

Thanh Thương, là ngọc nữ hát hay múa đẹp nhất, nên được chọn dâng chén cho Ngọc Hoàng. Nhưng tâm hồn nàng để lạc đâu đâu, đôi mắt cứ dõi tìm Bảo Sâm, nên sẩy tay đánh rơi cả khay ngà chén ngọc. Thanh âm ngọc vỡ tan hoang. Từ bàn dưới nhìn lên, Bảo Sâm thấy tai hoạ đang giáng xuống cho người yêu cũng sửng hồn, khay chén trên tay cũng đánh xoảng rơi xuống đất. Đàn ca xướng hát thanh thoát, bỗng nín bặt.,



Ngọc Hoàng xử tội ngay đôi trẻ:

- Đôi tiên đồng, ngọc nữ còn non tuổi mà lại dám bày trò yêu đương nơi cõi, tội đáng đày xuống trần gian cho làm một kiếp thú, sống trong núi thẳm rừng sâu, kiếp sau mới được đầu thai làm người ở luôn dưới cõi trầ.n...

Trường Quang không phạm lỗi chi cũng run lập cập khi Ngọc Hoàng đang xử tội người yêu.. một chiều; khi vưa nghe lơì kết tội đày xuống trần gian làm thú, không nén được đau thương, Trường Quang đã thét lớn: "Thanh Thương ơi, Thanh Thương ơi, ta nguyện theo nàng xuống trần gian. Ngọc Hoàng thêm giận, ừ thì muốn theo thì ta cho thỏa ước mơ, truyền cho đày tiểu đồng tình dại này đi chung một chuyến.

Các tiên ông tiên bà, thương cho ba trẻ tình si, chỉ vì thương yêu mà chuốc họạ Họ đồng thanh xin Ngọc Hoàng nương tay, chớ đày xuống trần gian, mà hãy cho ở lưu lạc đâu đó trên trời.

Lời câu xin của các tiên, Ngọc Hoàng nguôi ngoai cơn giận, phán lại lần cuối cho chúng làm hai ngôi sao, tuy ở chung cùng trời, nhưng không bao giờ được gặp nhau.

Nàng Thanh Thương làm sao Thương, là sao hôm, chỉ mọc lên ở hướng đông lúc về đêm; Bảo Sâm trở thành sao Sâm, là sao mai, mọc ở phía tây lúc trời hửng sáng.

Còn Trường Quang, sẽ được như ý, suốt đời tìm kiếm tình yêu, thì biến thành sao "vượt", bay đi xẹt lại trọn kiêp mà kiếm tìm.

Ca dao Việt Nam ta có câu:
Sao hôm chờ đợi sao mai
Trách lòng sao vượt nhớ ai băng chừng.

Sao vượt (sao băng) muôn đời vẫn mang theo điều mơ ước.

Ngày nay, có ai mong mỏi điều gì, hãy ngước nhìn lên trời đón ánh sao băng, điều ước mơ sẽ được toại nguyện. Nhưng còn sao Sâm, sao Thương, theo phán xử của Ngọc Hoàng phải ngàn nghìn trùng xa cách, đông tây, đêm ngày đuổi bắt nhau mà không gặp được
 
Hôm nay mình giới thiệu về các điển tích trong lần đầu Kiều đánh đàn nhé :

So dần dây vũ dây văn,
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương.
Khúc đâu hán sở chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Kê khang này khúc Quảng Lăng,
Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân.
Quá quan này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia.


Ðây là những bản nhạc: Khúc chiến trường giữa Hán và Sở, khúc Tư Mã phượng cầu của Tư Mã Tương Như, khúc Quảng lăng của Kê Khang, khúc đi cống Hồ của Chiêu Quân. Mỗi khúc có một tính chất đặc biệt.

Khúc "Hán Sở chiến trường"

Tần Thuỷ Hoàng sau khi dẹp tan 6 nước: Yên, Tề, Sở, Nguỵ, Triệu, Hàn chấm dứt thời Chiến quốc (479- 220 trước DL)- cũng gọi là Thất hùng- thống nhất đất nước, lập nên nhà Tần. Nhưng vì chế độ nhà Tần quá khắc nghiệt, dân chúng nổi dậy chống lại. Trước có Trần Thắng, Ngô Quảng. Bước đầu dân nghèo chỉ chặt cây làm binh khí và dùng gậy làm cờ. Nhưng đều bị quân Tần đánh vỡ. Chỉ còn lại lực lượng của Lưu Bang ở đất Bái và hạng Võ ở đất Ngô chống cự được với quân Tần. Sau Hạng Võ đánh bại được tướng Tần là Chương Hàm ở đất Cự Lộc (tỉnh Hà Bắc), Lưu Bang thừa dịp, đem binh thẳng đến Hàm Dương (kinh đô nhà Tần) dứt được nhà Tần. Nhưng rồi qua phân làm hai nhà: Hán (Lưu Bang) và Sở (Hạng Võ) tương tranh.

Sở Hạng Võ có tướng tài, tham mưu giỏi mà không biết dùng. Hán Lưu Bang nhờ biết dùng người nên có nhiều bực hiền tài đến phò tá, như Tiêu Hà, Hàn Tín, Trương Lương được gọi là Tam Kiệt... nên đánh thắng được Sở, lên ngôi Vua, thống nhất đất nước (206 trước DL)

Cuộc tương tranh giữa Hán, Sở chỉ khoảng 10 năm nhưng cường độ chiến tranh lúc nào cũng khốc liệt. Cuối cùng, Sở Hạng Võ bị tướng soái của Hán Lưu Bang là Hàn Tín bao vây tại núi Cửu lý ở phía bắc thành Từ Châu. Tuy lâm vào tình thế nguy ngập, thiếu lương thảo nhưng bên cạnh vua Sở còn 8.000 tử đệ theo từ lúc ban đầu, ở vào lúc cùng, họ quyết tử chiến mở con đường máu, thẳng về Giang Ðông tức đất cũ, tu chỉnh binh mã, dựng lại thế lực để tiếp tục cuộc chiến đấu.

Như vậy là một bất lợi cho Hán, dầu có đại thắng bằng binh lực nhưng phải trả một giá rất đắt bằng xương máu. Vì thế, Trương Lương hiến kế là tìm cách phân tán 8.000 tử đệ để cô lập Hạng Võ. Có thế cuộc chiến thắng đỡ bớt hao sinh mạng. Trương Lương liền thừa lúc đêm khuya thanh vắng của tiết cuối thu lạnh lẽo, đi qua lại từ trên núi Kê Minh đến núi Cửu lý, thổi tiêu rồi hát. Trương Lương lại tuyển quân Hán học tiếng nước Sở cho hát bài "Bi ca tán Sở" do Trương soạn lấy.

Canh khuya đêm vắng, tiết trời lạnh lẽo, lá vàng rụng bay lả tả, tiếng tiêu thâm trầm, giọng hát ai oán gợi lòng thương nhớ gia đình cha mẹ già, vợ yếu con thơ... vọng vào dinh Sở. Quân Sở , tám ngàn tử đệ vốn người nước Sở, lìa quê nhà theo Hạng Võ nay gặp phải gian nguy, mạng sống như ngàn cân treo phải chỉ mành... nên trước chỉ buồn bã than thở, sau cùng càng thấm thía nước mắt đầm đìa, rồi bàn nhau bỏ trốn. Bên ngoài, Hàn Tín khéo léo nới rộng vòng vây để quân Sở tự do ra đi.

Chỉ trong ba đêm, tám ngàn tử đệ cùng quân sĩ các dinh trại của Sở, mười phần bỏ trốn hết bảy, tám. Cuối cùng, Hạng Võ phải từ biệt vợ là Ngu Cơ, cùng uống chén rượu buồn, cất tiếng hát một cách tuyệt vọng:

Lực bạt sơn hề khí cái thế
Thời bất lợi hề chuy bất thệ
Chuỳ bất thệ hề khả nại hà?
Ngu hề Ngu hề khả nại hà?

Tạm dịch:

Sức nhổ núi chừ khí hơn đời
Thời bất lợi chừ ngựa chẳng đi
Ngựa chẳng đi chừ biết làm sao?
Ngu chừ, Ngu chừ biết làm sao?

Ngu Cơ càng cảm động, cất giọng hoà lại:

Hán binh dĩ lược địa
Tứ diện Sở ca thinh
Ðại vương ý khí tận
Tiện thiếp hà biểu sinh

Tạm dịch:

Binh Hán chiếm lấy đất
Bốn mặt tiếng Sở kêu
Ðại vương y khí hết
Mạng sống thiếp phải liều

a27-NguHuyenCo-1.jpg

Ngu Cơ cầm gươm tự tử
Thế rồi Vua Sở Hạng Võ một người một ngựa đánh mở con đường máu, thoát khỏi vòng vây chạy đến bên sông Ô, nhưng không qua được sông, cuối cùng tự tử.

"Khúc Hán Sở chiến trường", "tiếng sắt tiếng vàng" là tiếng những binh khí bằng kim loại va chạm nhau. Tiếng đục (sắt), tiếng trong (vàng), nghe đàn mà cảm thấy như nghe TIẾNG GƯƠM GIÁO CHẠM MẠNH, SÁT PHẠT GIỮA CHIẾN TRƯỜNG. Ý nói khúc đàn hùng tráng, rộn rã hoà hợp với tâm hồn rộn rã, tưng bừng của người gảy đàn như mở màn, chào đón một cuộc hội ngộ của đôi bạn son trẻ đắm đuối yêu nhau.


Khúc "Tư Mã phượng cầu"
tức là khúc "Phượng cầu hoàng" (chim phượng trống tìm chim phượng mái) của Tư Mã Tương Như đàn tỏ tình với nàng Trác Văn Quân.

Tư Mã Tương Như tự Trường Khanh, người ở Thành Ðô đời vua Cảnh Ðế (163- 149 trước DL) nhà Hán. Người đa tài, văn hay đàn giỏi.

Khi lìa quê lên Trường An (kinh đô nhà Hán) lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như viết trên cầu một câu: "Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử Kiều" (không ngồi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu này nữa). Vì quyên tiền, Tương Như được làm một chức quan Lang.

Vốn con người hào hoa phong nhã rất mực, làm quan một thời gian sinh chán, cáo bịnh từ quan qua chơi nước Lương, làm bài "Ngọc như ý" được vua nước Lương ban cho một cây đàn lục ỷ, trên khắc bốn chữ "đồng tử hợp tinh", lại trở về đất Thục. Ðến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.

Khi đến đất Lâm cùng, Tương Như vốn sẵn quen thân với quan Lịnh ở huyện là Vương Cát nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trác Vương Tôn là viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu Tương Như cho thưởng thức một bài.

Trác ông vốn có người con gái rất đẹp tên Văn Quân còn trẻ mà sớm goá chồng, thích nghe đàn. Tương Như được biết, sinh lòng yêu mến, nhân đó định trêu nàng nên vừa đàn vừa hát "Khúc Phượng cầu hoàng":

"Phượng hề phượng hề quy cố hương
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng
Thời vị ngô hề vô sở tương
Hữu diện thục nữ tại khuê phường
Thất nhĩ ngân hà, sầu ngã trường
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt ương hề cộng cao tường"

Nghĩa:

"Chim phượng, chim phượng về cố hương
Ngao du bốn biển tìm chim hoàng
Thời chưa gặp chừ luống lỡ làng
Hôm nay bước đến chốn thênh thang
Có cô gái đẹp ở đài trang
Nhà gần người xa não tâm tràng
Ước gì giao kết đôi uyên ương
Bay liệng cùng nhau thoả mọi đường"
(Bản dịch của Trúc Khê)
trac_van_quan34.png

Tiếng đàn lảnh lót, giọng hát thâm trầm, ý đầy tình cảm, con người hào hoa phong nhã, Văn Quân đứng nép bên trong nghe tiếng nghìn người, biết người gợi ý đến mình nên lòng sinh bồi hồi cảm xúc. Rồi một đêm, nàng bỏ nhà đi theo tiếng gọi của tình yêu. Tương Như đưa nàng về nhà mình. Nhà quá nghèo, gió lộng bốn bề. Ông già họ Trác quyết định từ con.

Tương Như nghèo nàn buồn bã, đem chiếc áo cừu túc sương đi cầm cho người ở chợ, để mua rượu về cùng Văn Quân đối ẩm. Văn Quân ôm đầu, khóc nói: "Ta xưa này giàu có, nay đến nỗi phải đi cầm áo mua rượu, buồn biết chừng nào!"

Thế rồi, vợ chồng mở một quán nấu rượu. Văn Quân giữ việc nhóm lò nấu rượu, còn Tương Như thì mặc quần cộc làm lụng rửa vò hủ ở chợ.

Sau Hán Võ đế đọc bài "Tử hư phú" của Tương Như, khen tài mới vời vào triều, ban chức quan Lang. Vì muốn thông sứ các dân tộc miền Tây nam, nhà vua phong chức Trang Lang tướng, cầm cờ tiết mao đi sứ. Tương Như vào đến đất Thục, quan lại từ dưới đến Thái thú đều ra tận ngoài thành tiếp rước, quan huyện Lịnh thì vác cung nỏ đi tiền khu; người người đón tiếp long trọng. Trác Vương Tôn bấy giờ không còn dám khinh thường chàng rể nữa. Nhưng Tương Như làm quan ít lâu lại chán, cáo bịnh lui về quê.

"Khúc Tư Mã phượng cầu" tức là khúc "Phượng cầu hoàng" mà Tư Mã Tương Như gảy tỏ tình với Trác Văn Quân. Ðây là một khúc đàn tình tứ lãng mạn khá đẹp.

Trong "Bích Câu Kỳ ngộ" của Vô Danh, có câu:

Cầu hoàng tay lựa nên vần
Tương Như lòng ấy Văn Quân lòng nào

Qua phút từng bừng rộn rã "tiếng sắt tiếng vàng chen nhau" như "Hán Sở chiến trường", thì bây giờ tình cảm chuyển sang thâm trầm, dịu dàng, đằm thắm, thiết tha, chứa chan mộng đẹp lâng lâng của một mối tình đầu như nụ hoa tình chớm nở buổi sương mai
 
Khúc "Quảng lăng":

"Kê Khang nầy khúc Quảng lăng
Một rằng Lưu thuỷ hai rằng Hành vân"
(câu 477 đến 478)

Trên đồ sứ Trung Hoa, ta thường thấy vẽ 7 cụ già ngồi bên rừng trúc. Kẻ đánh cờ, gảy đàn, thổi tiêu, người uống rượu ngâm thơ... trông vẻ tiêu diêu tự toại. Ðó là hình ảnh "Trúc lâm thất hiền" (bảy ông hiền trong rừng trúc) đời nhà Nguỵ (220- 264). Kê Khang là một trong 7 ông này.

Kê Khang vốn người có tính cao khiết, giàu lòng nghĩa hiệp và cùng là một người có biệt tài về các môn: cầm, kỳ, thi, họa. Một điều lạ hơn hết là mặc dầu có tài như vậy nhưng ông không học qua một ông thầy nào. Từ nhỏ đến lớn, ông có công tự học, rèn luyện mà nên. Ông vốn họ Khuê, người đất Thương Ngu, huyện Cối Kê (nay là huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang). Vì một sự thù oán do người gây nên, ông phải dời về ở ẩn huyện Hoa Dương, tỉnh An Huy. Gần chỗ ông ở có núi Kê (Kê Sơn) nên ông lấy tên Kê làm họ.

Kê Khang cũng như sáu người bạn kia đều thích an nhàn dật lạc, say mê đạo Lão, có người bảo: "Ba ngày không đọc "Ðạo đức kinh" thì miệng thấy hôi". Ông có ra làm quan đến chức Trung tán Ðại phu, nhưng luôn chê vua Thang, vua Võ, Khinh Văn Vương và Khổng Tử. Thơ ông có giọng triết lý:

"Mục tống phi hồng
Thủ huy ngũ huyền
Phủ ngưỡng tự đắc
Du tâm thái huyền"

Nghĩa:

"Mắt tiễn hồng bay
Tay gảy năm dây
Cúi ngửa tự đắc
U huyền thích thay"
(Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê)

Kê Khang làm quan một thời gian rồi từ quan, mai danh ẩn tích để hưởng thụ tiêu diêu lúc về già. Nhưng thảm thay, ông muốn tránh khỏi điều phiền luỵ ở cõi trần thì lại còn lận đận, khổ luỵ vì trần.
jinyong-83b.jpg

Từ quan, Kê Khang sống một cuộc đời ẩn dật, ngày ngày ngao du sơn thuỷ, hái thuốc, vui say với vần thơ điệu đàn. Bấy giờ nhà Nguỵ họ Tào suy vi, Tư Mã Chiêu có ý muốn lật đổ nên tìm mọi cách trừ khử những phe phái chống đối. Lúc ấy ở huyện Ðông Bình có người tên Lữ An vì ngưỡng mộ Kê Khang nên tìm đến ra mắt. Hai người kết bạn thâm giao. Không ngờ An có một người anh họ tên Lữ Tốn vốn bộ hạ thân tín của Tư Mã Chiêu, ỷ thế hoành hành, thấy vợ của Lữ An xinh đẹp, muốn chiếm đoạt nên bắt An hạ ngục.

Vì tình bạn, Kê Khang đứng ra minh oan. Nhưng rồi cũng bị bọn quyền thần bắt giam. Kê Khang vốn thuộc con rể trong thông thất nhà Nguỵ, nên họ muốn tìm cách trừ tuyệt. Chúng lại dựng chứng Kê Khang dám khinh chê vua Thang, vua Võ, Văn Vương, Khổng Tử là có ý phản loạn nên kết án tử hình.

Kê Khang vốn có tài đàn. Khúc "Quảng Lăng" do ông sáng tác, đánh lên nghe lưu loát, thánh thót như nước chảy (lưu thuỷ), mây bay (hành vân). "Lưu thuỷ" và "hành vân" là giải thích cách điệu lưu loát của khúc Quảng lăng. Cũng như tiếng đàn thánh thót của Kiều như nước chảy mây bay chẳng khác gì khúc "Quảng lăng" của Kê Khang, một tay đàn kỳ diệu.

Tình cảm của người gảy đàn cũng chuyển biến, biểu lộ bằng khúc đàn.


"Quá quan này khúc Chiêu Quân"


Qua "khúc Quảng Lăng" thánh thót, man mác như nước chảy mây bay,cuối cùng Kiều chuyển sang:

"Qúa quan nầy khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia"
(câu 479 đến 480)

Chiêu Quân tên Vương Tường, người đất Tỷ Quy thuộc Nam quận, được tiếng là "trầm ngư", một trong "Tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa. Nàng bị tuyển vào cung đời Hán Nguyên đế (48- 33 trước DL). Lúc bấy giờ vua Hán có đến 3.000 mỹ nữ trong cung nên không thể nào biết mặt hết được. Vua truyền tên thị vệ Mao Diên Thọ bảo hoạ sĩ vẽ hình tất cả những cung nữ, để vua xem và chọn làm hậu cung khi cần đến.
vuongchieuquan.jpg

Mao Diên Thọ thừa nước đục thả câu để ăn hối lộ cung nữ. Nếu ai đút lót tiền thì truyền thần mặt xinh đẹp càng lộng lẫy để dâng lên nhà Vua. Cung nữ đành bằng lòng vì nghĩ rằng biết đâu nhờ đó mà được hưởng chút ơn mưa móc của quân vương, cho cuộc đời tài sắc của mình không phải quá phủ phàng ghẻ lạnh. Riêng Chiêu Quân đã có một sắc đẹp hơn các cung phi, lại có tính tự trọng, ghét bọn tham quan nên không chịu đút lót tiền mà còn xỉ vả nặng lời Mao Diên Thọ trước mặt đông người. Mao Diên Thọ xấu hổ càng căm giận, tìm cách ác độc trả thù. Do đó, khi nhận bức ảnh Chiêu Quân do hoạ sĩ trao cho, hắn lấy viết lén chấm dưới khoé mắt ảnh Chiêu Quân một chấm làm thành nốt ruồi.

Nhìn bức ảnh Chiêu Quân, Hán Nguyên đế rất hài lòng. Nhưng Mao Diên Thọ lại sàm tấu cho rằng Chiêu Quân tuy đẹp nhưng vì có nốt ruồi dưới khoé mắt mà sách tướng gọi là "thương phu trích lệ", đó là nốt ruồi sát chồng. Nhà Vua nghe lời nên chẳng nghĩ gì đến Chiêu Quân.

Chiến tranh giữa nhà Hán và Hung Nô.

Hán đại bại cầu hoà. Thiền Vu, chúa Hung Nô buộc Hán Nguyên đế phải cống phẩm vật và một cung phi tuyệt sắc mới chịu bãi binh. Trong tình thế nguy của đất nước, Nguyên Ðế phải đồng ý.

Mao Diên Thọ vừa ghét Chiêu Quân vừa sợ việc làm đòi ăn hối lộ và dối vua bị bại lộ, nên mưu với bọn gian thần tâu với nhà vua, đem Chiêu Quân đi cống. Nguyên Ðế bằng lòng.

Nhưng đến lúc Chiêu Quân vào triều bái yết nhà vua để theo sứ giả Hung Nô ra đi, thì nhà vua bấy giờ mới trông rõ mặt. Nốt ruồi đâu chẳng thấy mà chỉ là một tuyệt thế giai nhân, một trang quốc sắc thiên hương, còn hơn hình ảnh trong bức hoạ truyền thần qua nét bút kỹ xảo của một hoạ sĩ. Nhà vua vừa luyến tiếc, vừa tức giận, bấy giờ mới rõ mưu mô gian xảo, thâm độc của Diên Thọ, định đem trị tội. Thọ hay được, vượt biên trốn sang đầu hàng Hung Nô.

Sự thực chán chường rồi, không thể thay người khác được vì sứ giả Hung Nô đã nhận được mặt của Chiêu Quân.

Luyến tiếc người ngọc, xót thương phận liễu bồ bao năm giam mình trong cung lạnh, âm thầm với số kiếp phủ phàng, nhưng vì thế nước yếu hèn nên Hán Nguyên Ðế đành cắt đứt mối tình, trao người ngọc cho kẻ khác. Nhà vua chỉ còn bước xuống ngai vàng đến sân chầu, run run cầm lấy tay Chiêu Quân nghẹn ngào nói qua dòng nước mắt trong buổi chia ly:
- Ta có lỗi với nàng. Ta có tội với nàng! Vô tình ta trở thành con người tệ bạc.
Chiêu Quân cảm động, hai hột lệ đọng trên khoé mắt, ngậm ngùi:
- Thần thiếp đội ơn Bệ hạ. Hồng nhan bạc phận là một lẽ thường. Kiếp này duyên đã lỡ, kiếp khác nguyện đền bồi. Thần thiếp bao giờ cũng ghi lòng tạc dạ đối với tình nghĩa của đấng quân vương!

Thế là Chiêu Quân từ biệt nhà vua, xứ sở quê hương, lên xe theo đoàn quân hậu vệ Hung Nô, để vượt qua ải biên thuỳ Nhạn Môn sang Hồ. Nỗi thương nước nhớ nhà, nỗi giận kẻ gian thần, xót xa thân bồ liễu, có lúc trên đường dài thăm thẳm, bầu trời man mác khói toả mây trắng chập chùng, nàng truyền dừng xe, quay mặt hướng về cố quốc, gảy một khúc đàn ly biệt. Tiếng đàn tỳ bà não nuột ai oán. Những kẻ theo đưa ai cũng đau lòng sa nước mắt. Cây cỏ bên đường cũng héo tàn gục xuống mặt đất như để xớt thảm chia sầu.

Chiêu Quân chẳng những có sắc mà còn có tài đàn hay thơ giỏi. Nhìn một cánh chim lẻ bạn bạt gió về chiều, nàng xót xa cảm cho thân thế mình cất giọng ngâm:

Cánh én cô đơn đượm tủi sầu
Ngang trời gió cuốn bạt về đâu?
Quan san ngàn dặm vương thương nhớ
Hồ, Hán từ đây cách biệt nhau

Và:

Mây trắng trời trong gió ngạt ngào
Hồn hoa mờ mịt dưới trăng sao
Ðêm đêm thổn thức đêm đêm mộng
Có phải trời xanh cợt má đào!

Và, khi mùa thu đến. Nhìn trời thu, mây thu, sắc thu nhuộm úa lá vàng, dưới bầu trời ảm đảm, lá vàng rơi lả tả, bài "Thu phong oán" của Chiêu Quân còn truyền tụng do một tình cảm dạt dào sâu đậm của một kỷ nữ ly hương:

Thu mộc thê thê
Kỳ diệp huy hoàng
Hữu điểu xử sơn
Tập ư bào tang
Dưỡng dục mao vũ
Hình dung sinh quang
Kỳ đắc thanh vân
Thượng du khúc phường
Ly cung tuyệt khoáng
Thân thể tồi tàng
Chí niệm ức chẫm
Bất đắc hiệt ngoan
Tuy đắc ẩm thực
Tâm hữu hồi hoàng
Y hà ngã độc
Vãng lai biến thường
Thiên phiên chi yếu
Viễn tập Tây Khương
Cao sơn nga nga
Hà thuỷ ương ương
Phụ hề mẫu hề
Ðạo lý du trường
Ô hô ai tai
Ưu tâm trắc thương!

Tạm dịch:

Cảnh thu hiu hắt lá thu vàng
Trên đỉnh non cao đó rõ ràng
Có một chim kia hay đáo để
Ở ăn tự lúc mới ra giàng

Ra giàng đã đủ cánh lông bay
Thấy rõ hình dung quý giá thay
Trên nóc lầu cao đà đổ xuống
Chín từng mây thẳm đã tung bay

Tung bay nhưng khốn biết sao rày
Sự thế than ôi nỗi nước này
Nỗi nọ đường kia khôn tả xiết
Gan sầu ruột héo ngỏ ai hay!

Ai hay cho khúc đoạn trường này
Cho nỗi quan hoài ở chốn đây
Uống uống ăn ăn khôn đáp lại
Những hờn những oán những sầu cay!

Sầu cay riêng nghĩ xiết bàng hoàng
Biết đến bao giờ hận mới tan
én nọ tung bay xập xè cánh
Ðường xa mấy mấy dặm quan san

Quan san thăm thẳm nỗi lòng đau
Biển rộng non cao chất tủi sầu
Vòi vọi đường xa muôn dặm cách
Mưa nắng sân Lai xót dãi dầu!

Dãi dầu ai hỡi thấu cho chăng?
Lấp đặng cho ai những bất bằng
Những nhớ những thương tầy núi biển
Tình thu chan chứa hận sầu vương
(Bản dịch của Thái Bạch)

Khi đến đài Lạc nhạn, Chiêu Quân bắt được chim nhạn, liền xé lụa cắn móng tay lấy máu viết thư, buộc vào chân nhạn rồi thả cho bay đi, mong nhờ chim mang tin về cố quốc. Nhìn cánh nhạn bay, nhìn dòng sông Hắc Thuỷ âm thầm trôi chảy, nàng tê tái lòng, thở dài:

Thủy hà sóng lạnh gió đìu hiu
Cánh nhạn lê thê giải nắng chiều
Thấp thoáng mây về nơi lữ thứ
Mơ màng một giấc mộng cô liêu

Ngâm thơ xong, nàng lao mình xuống sông Hắc Thuỷ!

Trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ Nguyễn Ðình Chiểu, có câu:

Chiêu Quân xưa cũng cống Hồ
Bởi người Diên Thọ hoạ đồ cho nên

"Quá quan nầy khúc Chiêu Quân" tức là khúc đàn của Chiêu Quân gảy khi qua cửa ải của biên giới hai nước Trung Hoa (Hán) và Hồ (Hung Nô) trên đường sang cống Hồ

Một khúc đàn buồn não ruột, ai oán để kết thúc cuộc hội ngộ của đôi bạn tình vừa tưng bừng rộn rã, êm đềm thánh thót lại chan chứa hận chia ly!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top