Điển tích: Sư tử Hà Đông
Hà Đông : một địa danh bên Trung Quốc.
Sư tử : một loài thú được xem như chúa tể sơn lâm.
Ý nói : Những phụ nữ có tính hung dữ. Còn đàn bà hay ghen tương, trong văn học Việt-Nam, thường được ví với Hoạn Thư.
Sư tử : một loài thú được xem như chúa tể sơn lâm.
Ý nói : Những phụ nữ có tính hung dữ. Còn đàn bà hay ghen tương, trong văn học Việt-Nam, thường được ví với Hoạn Thư.
Ðiển tích
Thành ngữ trên nguyên từ một bài thơ của Tô Đông Pha viết tặng bạn thân mà ra. Bạn ông ở đất Vĩnh Gia (Trung Quốc), đời nhà Tống, họ Trần tên Tháo, tự Quý Thường, hiệu Long Khâu cư sĩ; cũng được gọi là Phương Sơn Tử. Vợ của Trần Quý Thường tên gọi Liễu Thị, tánh nết hung dữ, thiếu nhã nhặn.
Thành ngữ trên nguyên từ một bài thơ của Tô Đông Pha viết tặng bạn thân mà ra. Bạn ông ở đất Vĩnh Gia (Trung Quốc), đời nhà Tống, họ Trần tên Tháo, tự Quý Thường, hiệu Long Khâu cư sĩ; cũng được gọi là Phương Sơn Tử. Vợ của Trần Quý Thường tên gọi Liễu Thị, tánh nết hung dữ, thiếu nhã nhặn.
Thuở tráng niên, Trần Quý Thường thích việc kiếm cung, mỹ tửu và bằng hữu. Quá nửa đời người, công danh không thành toại, ông lui vê sống ẩn dật, chuyên tâm về bút pháp và đạo Phật.
Dẫn giải 1
Mỗi lần nhà mở yến tiệc mời khách, nếu có ca kỹ đến hát xướng mua vui thì Liễu Thị, viện cớ này cớ nọ, quát tháo om sòm để đuổi khách. Trần Quý Thường có lúc hốt hoảng, lơi tay rớt gậy. Tô Đông Pha nhân đấy, có làm bài thơ sau để bỡn bạn :
Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
Ai hiền bằng cư sĩ Long Khâu
Bàn Không thuyết Có suốt đêm thâu
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu
Bàn Không thuyết Có suốt đêm thâu
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu
Dẫn giải 2:
Trần Quý Thường quá say mê theo Phật học nên ít quan tâm đến vợ con. Liễu Thị lấy làm phiền lòng, thường hay quát mắng chồng, ngay cả trước mặt bạn bè, chẳng chút nể nang.
Trong những tháng ngày cơ cực khi bị lưu đày ở Hoàng Châu, Tô Đông Pha có làm một bài thơ dài gửi Trần Quý Thường để cười cho cái thân phận khổ lụy của hai người bạn thân. Bài thơ được mở đầu với những câu sau :
Trong những tháng ngày cơ cực khi bị lưu đày ở Hoàng Châu, Tô Đông Pha có làm một bài thơ dài gửi Trần Quý Thường để cười cho cái thân phận khổ lụy của hai người bạn thân. Bài thơ được mở đầu với những câu sau :
Đông Pha tiên sinh vô nhất tiền
Thập niên gia hỏa thiêu phàm duyên
Hoàng kim khả thành hà khả tắc
Chỉ hữu sương bính vô do huyền
Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
Hốt văn sư tử Hà Đông hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
.....
Thập niên gia hỏa thiêu phàm duyên
Hoàng kim khả thành hà khả tắc
Chỉ hữu sương bính vô do huyền
Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
Hốt văn sư tử Hà Đông hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
.....
Đông Pha tiên sinh không một tiền
Mười năm đèn lửa xin hai bên
Hoàng kim làm được sông lấp được
Chỉ có tóc sương không chịu đen
Long Khâu cư sĩ cũng vô duyên
Bàn Không bàn Hữu thức suốt đêm
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Hốt hoảng tâm thần rơi gậy thiền
.....
Mười năm đèn lửa xin hai bên
Hoàng kim làm được sông lấp được
Chỉ có tóc sương không chịu đen
Long Khâu cư sĩ cũng vô duyên
Bàn Không bàn Hữu thức suốt đêm
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Hốt hoảng tâm thần rơi gậy thiền
.....
Một cách khôi hài đầy triết lý. Đông Pha tiên sinh có tài tạo vàng, lấp sông, nhưng không giữ được nét thanh xuân trên mái tóc. Long Khâu cư sĩ luôn bàn luận về đạo lý thượng thừa, nhưng để hồn siêu phách lạc khi nghe tiếng sư tử Hà Đông rống, đến nỗi làm rơi thiền trượng.
Tô Đông Pha còn có viết về tiểu sử của Trần Quý Thường như sau :
"Phương Sơn Tử, người ẩn cư trong khoảng Quang Hoàng. Thiếu thời, hâm mộ Chu Gia và Quách Giải. Bọn hào hiệp trong làng xóm đều qui phụ theo. Hơi lớn, biết chiêu lựa người, và đọc sách; muốn lấy việc đó mà chen chân với đời. Nhưng rồi không gặp. Đến tuổi xế, về ẩn lánh trong khoảng Quang Hoàng, nơi chỗ gọi là Kỳ đình. Ở nhà tranh, ăn rau trái, không giao thiệp với người đời. Bỏ xe ngựa, vứt áo mão, đi bộ. (.)
"Tôi bị biếm trích ở Hoàng châu, qua Kỳ đình, thì thấy. Mới kêu : Hỡi ôi ! Đó là cố nhân của tôi, Trần Tháo Quí Thường đó. Sao lại ở đây ? Phương Sơn Tử cũng kinh ngạc, hỏi tôi tại sao đến đây. Tôi nói duyên cớ. Ông cúi đầu không đáp; rồi ngửa lên trời mà cười. Gọi tôi ngủ lại nhà. Tường vách xơ xác, nhưng vợ con trông chừng có vẻ thoả ý. Tôi giật mình lấy làm kinh ngạc.
"Tự nghĩ, Phương Sơn Tử khi thiếu thời, ưa rượu và thích kiếm, xài tiền như đất cát. (.)
"Tôi nghe nói trong khoảng Quang Hoàng có nhiều dị nhân, thường thường giả bộ ngây dại, dơ bẩn, khó gặp được. Phương Sơn Tử cũng trong hạng đó ư ?"
Chú thích thêm
Hai chữ "Hà Đông" dựa trên một câu thơ của Đỗ Phủ đời Đường để ám chỉ Liễu Thị.
"Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu"
(Có gái Hà Đông người họ Liễu)
(Có gái Hà Đông người họ Liễu)
"Sư tử hống" có nhiều cách diễn giải khác nhau :
(1) Trong kinh Phật, sư tử là chúa tể sơn lâm, tiếng rống làm khiếp đảm muôn thú, để vừa chỉ tánh hung tợn của Liễu Thị vừa chỉ Quý Thường là tín đồ Phật giáo.
(1) Trong kinh Phật, sư tử là chúa tể sơn lâm, tiếng rống làm khiếp đảm muôn thú, để vừa chỉ tánh hung tợn của Liễu Thị vừa chỉ Quý Thường là tín đồ Phật giáo.
(2) Giọng thuyết pháp của Phật tổ, âm thanh uy nghiêm làm chấn động thế giới.
(3) Xưa, một số kinh sách nhà Phật bên Trung Quốc, lấy hình đầu sư tử há miệng rống làm phù hiệu. Đồng thời, cũng có một quyển kinh tên gọi "Liễu nghĩa kinh", dạy tánh hạnh cho nữ Phật tử. Kinh đó thường được gọi là "Sư tử hống, Liễu nghĩa kinh".
Tú Xương :
Hậu hạ đã cam phần cát lũy
Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông.
Hậu hạ đã cam phần cát lũy
Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông.
Nguồn: Internet