Điểm du lịch ở Phú Yên

ĐIỂM DU LỊCH Ở PHÚ YÊN

1. VŨNG RÔ

Vng_Ro.jpg

bien.jpg

bien8_vungro_2507.jpg

dailanh.jpg


Vị trí: Vũng Rô nằm cuối tỉnh Phú Yên, bên đường quốc lộ, cách thành phố Tuy Hòa 25 km.
Đặc điểm: Vũng Rô là một trong những vịnh đẹp nổi tiếng không chỉ của Phú Yên mà là của cả khu vực ven biển miền Trung.
Vũng Rô được các dãy núi Đèo Cả, Đá Bia, Hòn Bà che chắn cả 3 hướng bắc, đông, tây. Phía nam là cửa biển có đảo Hòn Nưa cao 105m như một pháo đài canh gác cho tàu bè ra vào.
Ven bờ Vũng Rô có nhiều bãi cát vừa và nhỏ, một số bãi có thể hình thành những khu nghỉ ngơi, tắm biển tuyệt đẹp như bãi Chùa, bãi Bàng, bãi Lau... Trong lòng biển của Vũng Rô có nhiều loài hải sản, dưới đáy biển là những rạn san hô màu rất hấp dẫn cho các loại hình du lịch câu cá, bơi, lặn.

2. BÃI BIỂN MỸ Á (LONG THỦY) [Này gần nhà Shin nè :">]

Download

hainan.jpg

a8.jpg

Longthuy.jpg


Vị trí: Thuộc địa phận xã An Phú, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Đặc điểm: Bãi biển Mỹ Á được xem là bãi tắm đẹp nhất Phú Yên.
Bãi biển Mỹ Á có cát trắng phau phau trải dài theo mép nước. Nước biển ở đây trong xanh, đáy thoai thoải, trải dài dưới bóng dừa xanh mát. Rừng dừa Mỹ Á hết sức thơ mộng, có thể ru hồn khách lãng du trong những đêm trăng thanh gió mát.
Ngoài khơi biển Mỹ Á là các đảo lớn, trong đó có đảo Hòn Chùa với diện tích 0,22km², nơi có cảnh quan đẹp với hệ sinh thái biển phong phú thuận lợi cho các hoạt động du lịch biển.


3. THÁP NHẠN

thp_nh7840n%282%29.jpg

sotaydulich_phuyen02.jpg

201072116393IMG_2206.JPG

2352.Den-tho-liet-si-o-nui-Nhan.jpg


Vị trí: Tháp Nhạn nằm bên bờ bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Tuy Hòa.
Đặc điểm: Tháp là nơi thờ phụng thần linh, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12.
Tháp được xây dựng uy nghi trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn.
Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 25m, mỗi cạnh chân tháp dài 11m. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí. Vòm cửa giữa hình cung nhọn có hình đầu quái vật trên đỉnh. Ðây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hình tượng chóp nón cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chăm thường thờ ở các tháp, nên chóp tháp ở đây tạc theo hình tượng Linga nhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Ponagar hoặc Ðà Nẵng và Quảng Nam.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ về phía cửa tháp ở hướng đông. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960 dưới chính quyền Ngụy, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Người ta dùng xi măng xây kín cả chân tháp.
Hiện nay trong tháp Nhạn không có bộ thờ và các tượng thờ. Phía sau tháp có một phiến đá lớn cao 1,30m, mỗi cạnh rộng 0,90m, dưới chân có chạm hình cánh sen. Dưới chân núi Nhạn về phía tây nam, ven bờ sông có một tảng đá khá bằng phẳng trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) ta thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chàm như ở Ponagar. Tảng đá cao 5m, rộng 5m. Chữ khắc ở khoảng 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp còn lưu lại. Tháp Nhạn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ở vùng đất Phú Yên xưa.


4. GHỀNH ĐÁ ĐĨA

a5.jpg

a6.jpg

5.jpg

01.jpg

untitled_14092009_022354.bmp

large_168.jpg
18e487191800ddc8e45ad1376cbce237-docdaoganhdadia3.jpg

Download


Vị trí: Ghềnh Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Đặc điểm: Mặt đá như muôn ngàn chiếc đĩa xếp chồng bên nhau màu đen tuyền bên biển xanh thăm thẳm tung bọt biển trắng xóa.


Nhìn Ghềnh Ðá Ðĩa người ta cho rằng từ hàng ngàn, hàng vạn năm trước, nơi đây núi lửa phun nham thạch, gặp nước biển cực lạnh, xảy ra phản ứng hóa học làm rạn nứt toàn bộ khối nham thạch khổng lồ tạo thành lớp lớp cột đá chen nhau, cao từ 60 - 80cm so với mặt biển. Mặt đá như muôn ngàn chiếc đĩa xếp chồng bên nhau màu đen tuyền.
Du khách khắp nơi về thăm Ghềnh Ðá Ðĩa đi chân không trên đá nghe êm mát. Trai gái ngồi trên đá tự tình nghe gió rì rào và sóng vỗ. Xa xa là bãi Bàng - bãi tắm cát như tấm nệm trắng tinh chờ đón du khách.
Ðứng trên Ghềnh Ðá Ðĩa du khách sẽ thấy những ngư ông xô thuyền, dùng đá cuội ném cá. Từng đàn cá bơi trong màu nước trong veo bị tung đá bắn lên cao. Ngư ông nghiêng người cúi xuống nhặt những con cá bạc tròn múp, mình cong cong bỏ vào thuyền mang về.


Nối liền với Ðá Ðĩa là ngọn núi nhỏ xinh xinh được tạo bởi những cột đá hình đa giác. Du khách muốn đến đây phải băng qua ghềnh nhỏ. Một bên là vực sâu, sóng va vào đá ràn rạt, hắt vị mặn nồng lên cao. Bước thêm một đoạn nữa du khách sẽ thấy những cây xấu hổ, xương rồng trổ hoa nơi lưng chừng núi như bức tranh chấm phá kỳ ảo của thiên nhiên. Ðến Ðá Ðĩa du khách sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp huyền hoặc.
5. NÚI ĐÁ BIA
060110-anh-8%5B1%5D.jpg

ongbia100901.jpg

Nui%20da%20bia%202.JPG


Vị trí: Núi Đá Bia thuộc xã Hòa Tâm, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nằm dọc quốc lộ 1A trên dãy núi Đèo Cả, cách thành phố Tuy hòa 23km về phía Nam.
Đặc điểm: Năm 1471 vua Lê Thánh Tông sau khi thu phục kinh đô Chà Màn đã qua đây khắc chữ lên mặt đá làm bia phân định ranh giới Đại Việt - Chiêm Thành.


Ði từ chân núi Ðá Bia lên đến đỉnh 2.280m, đá bia chỉ ở độ cao khoảng 706m. Theo tương truyền, năm Tân Mão, niên hiệu Hồng Ðức thứ 2 (1471), sau khi thu phục kinh đô Chà Màn, vua Lê Thánh Tông thừa thắng tiến đến đây cho khắc chữ lên mặt đá, làm bia định ranh giới giữa hai nước Ðại Việt - Chiêm Thành. Ðại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Ðình Toái ghi lại công lao mở mang bờ cõi của vua Lê Thánh Tông:
Mở mang Quảng Nam, đặt Trấn Nanh
Ðề phòng muôn dặm, uy linh ai bì
Kỷ công núi có đá bia
Thi văn các tập Thần khuê còn truyền.
Không những Ðá Bia có một lịch sử của ngàn xưa mà đây còn là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh. Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng du khách sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng tây đường lên Ðèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh; từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.
Ðỉnh Ðá bia là một ước vọng lớn và là một nỗi đam mê tột cùng của người dân Phú Yên. Từ lâu người dân hình dung ra đá bia là một cái gì đó thiêng liêng (dân gian kính trọng gọi là Ông Bia). Kính trọng Ông Bia để chiêm ngưỡng, tạo ra một nơi thờ phụng trên ngọn Ðá Bia để các thế hệ con cháu lên tế lễ tiền nhân và những anh hùng liệt sỹ hy sinh trong vùng này bỏ mình vì đất nước. Quy tụ hoa thơm cỏ lạ trên khắp dãy núi Ðèo Cả trồng thành một vườn hoa trên núi Ðá Bia tạo ra các lối đi để du khách chiêm ngưỡng trời đất.
Biên tập bởi Shin ;))

 
6. ĐẦM Ô LOAN

060110-Dam-O-Loan.jpg

HIEP.DAM%20O%20LOAN%20%2869%29.JPG

182_dam-o-loan_6042.jpg

o_loan.jpg

0dam.jpg


https://www.addthis.com/bookmark.php?v=250&username=xa-4cd227b76b8508f1

oloan2.JPG


























Đầm Ô Loan thuộc địa phận huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hoà- https://chinaru.vn/component/search/Phú YênPhú Yên 20 km về phía Bắc. Đầm được bao bọc xung quanh bởi 5 xã và 10 thôn làng với diện tích toàn mặt nước là 1570 ha, phía Bắc của Đầm giáp xã An Ninh Đông ở hai thôn Đồng Môn, Tân Quy, Xuân Hoà. Phía Tây giáp xã An Hiệp tại thôn Mĩ Phú và Phú Tân.
Trong Đầm có nước mặn từ biển vào mỗi khi thủy triều lên, có nước ngọt từ sông Cái từ các suối nhỏ đổ vào. Lòng đầm có chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn khoảng trên 1 mét, nhưng cũng có những chỗ sâu như cửa Lễ Thịnh thuộc địa phận An Hải mực nước sâu tới 10 mét.

Từ đỉnh đèo Quán Cau, du khách có thể phóng tầm mắt ra bao quát bức tranh toàn cảnh Đầm, mặt hồ rộng từng làn sóng gợn lăn tăn theo gió, những dải đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt. Nếu nhìn về hướng núi Từ Bi bạn sẽ thấy một doi đất chảy ra Đầm Ô Loan như một con chim hạc vừa giang đôi cánh rộng và cúi đầu xuống mặt hồ uống nước. Núi Từ Bi là nhánh nhỏ của đèo Quán Cau, nơi đây có con suối cùng tên chảy ngoằn ngoèo qua các khe núi rồi chảy ra đầm trông rất lạ mắt.



quancau.jpg



Đầm Ô Loan nếu quan sát từ phía Tây Bắc nhìn lại là những bãi cát vàng óng và rừng phi lao chạy dọc theo bờ nước, nơi đây từng là nơi trú ẩn của các loài chim như le le, bồ nông, cò, vịt, sự đa dạng chủng loại đã tạo ra một quần thể động vật phong phú.


oloan1.JPG



Trong bất kì một khoảng cách nào của ngày, du khách cũng có dịp tận hưởng những khoảnh khắc đẹp nhất: khi bình minh lên, các dãy đồi phía Đông - Nam có dáng như một con chim khổng lồ đang chuẩn bị cất đôi cánh bay lên trời cao lộng gió; khi hoàng hôn buông xuống các dãy đồi phía Đông như con chim đang xoải rộng cánh trên mặt hồ. Quan sát cảnh tượng quanh bờ, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi quanh bờ có những ghềnh đá nhô ra với nhiều hình dạng khác nhau, có nhiều cách so sánh ví von như cánh chim vươn cao, như tà áo lụa bay mềm mại. Có rất nhiều thi sĩ đã nảy sinh cảm hứng viết lên những vần thơ tuyệt bút từ cảnh tượng thiên nhiên tươi đẹp nơi đây.


oloan4.jpg



Tới thăm Đầm Ô Loan, du khách sẽ được thưởng thức món đặc sản là sò huyết cơm dày thịt ngọt và thơm, dưới thời phong kiến các vua quan thường tới đây thưởng thức món này, ngày nay nó vẫn là món ăn được du khách yêu thích. Món hàu với nhiều cách chế biến khác nhau như nấu cháo, nấu canh, xào, nhưng có lẽ ngon nhất là món hàu tái và món hàu trộn với đậu phộng và cà chua rất hấp dẫn. Ngoài ra món đặc sản cua hoành đế với cái mai màu đỏ hoặc vàng đậm, cua có một chùm lông vàng ngắn, cách di chuyển của nó cũng đặc biệt so với những loại cua khác là bò ngang, nơi đây còn có các món khác như tôm rắn, tôm bạc, mực, sứa, rau câu, điệp, cá mú…


sohuyet.jpg



Hiện nay Đầm Ô Loan được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào di tích danh thắng quốc gia, hàng năm vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch, với những hoạt động văn hoá như cúng thần, cầu ngư, hò bá trạo diễn ra sôi nổi, nhân dân quanh Đầm thường tổ chức lễ hội đua ghe với sự tham gia của nhiều địa phương tham gia, đây là nét đẹp của văn hoá dân gian truyền thống đáng được chúng ta gìn giữ và phát huy đến muôn đời.

 
7. VỊNH XUÂN ĐÀI

1485803_1S.jpg

untitled-1.jpg

ghenh-da-dia.jpg

article_124_maldives_dao_quoc_thien_duong.jpg

NTO_97201025609PMKT_400x300_534.jpg

Nhathomanglang.jpg

hrigl1296107832.jpg

xuan+dai02.jpg


Tỉnh Phú Yên đang tiến hành lập hồ sơ về vịnh Xuân Đài để công nhận là danh thắng cấp quốc gia và đề nghị UNESCO công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.


Vẻ đẹp độc đáo

Vịnh Xuân Đài được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển khoảng 15 km, trông giống đầu con kỳ lân. Vịnh có diện tích mặt nước khoảng 13 nghìn ha, bờ vịnh dài trên 50 km, nằm dọc theo hướng bắc - nam, được bao bọc bởi những rừng dừa, rừng dương xanh ngát. Cửa vịnh rộng 4,4 km. Phần lớn diện tích vịnh thuộc huyện Sông Cầu, một phần thuộc huyện Tuy An. Ít có vịnh nào sự đa dạng đan xen về địa hình như vịnh Xuân Đài. Ghềnh nối tiếp vũng, vũng nối tiếp bãi, bãi nối tiếp núi, uốn lượn trùng điệp. Chỉ riêng vũng đã có hàng chục cái, to nhỏ, nông sâu khác nhau, mỗi vũng đều có một điển tích riêng. Ca dao có câu: Vũng La, vũng Sứ, vũng Chào/Vũng Dông, vũng Lắm... vũng nào cũng thương.



Rất nhiều núi, đảo và bán đảo như cù lao Ông Xá, hòn Nhất Tự Sơn, hòn Yến, hòn Móm, mũi Ghềnh, mũi Đá Mài, mũi Tai Mã, mũi Đèn..., chỗ nào cũng đẹp một cách hoang sơ. Đảo Nhất Tự Sơn, trông giống như chữ nhất trong Hán tự, tạo thành một nét ngang trên biển. Đây là hòn đảo đẹp nổi tiếng với rừng cây cổ thụ, bãi đá bị bào mòn nổi vân như thớ gỗ mịn và những khối đá chồng lên nhau, tạo thành bậc ghế ngồi sát mặt nước. Đặc biệt, ở đây có hang Phật, nước mát lạnh đến rùng mình. Một hòn đảo khác cũng rất nổi tiếng là hòn Yến, nếu chạy quanh nó một vòng, lúc trông giống như cánh buồm, có lúc lại tựa như con hổ ngồi thả hồn trên biển. Xưa kia, yến về làm tổ rất nhiều, giờ vẫn thấy đàn yến chao liệng.



Một nét độc đáo khác của vịnh Xuân Đài là những bãi cát sạch mịn màng, đẹp không tả nổi. Chúng tôi đếm sơ sơ đã có hơn chục bãi: bãi Than, bãi Vũng Lắm, bãi Trước, bãi Sau, bãi Tràm, bãi Nồm, bãi Ôm, bãi Rạng, bãi Trầu, bãi Nhỏ, bãi Nhàu... Ấn tượng hơn cả là bãi Bình Sa hay còn gọi là bãi Dài. Ông Shanne McKirdy, người Áo, giám đốc một công ty du lịch tại Quy Nhơn, luôn miệng xuýt xoa: “Tôi đã từng đi nhiều nơi, ít thấy nơi nào nhiều bãi cát đẹp đến thế. Bãi dài, rộng và hoàn toàn nguyên sơ như Bình Sa thì càng hiếm”. Từ biển nhìn vào, Bình Sa như một dải lụa trắng óng ả chạy dài 5 km, ven những rừng dừa, rừng dương và những ngọn đồi lúp xúp.


Dấu ấn lịch sử


Theo Chủ tịch Hội Sử học Phú Yên Phan Đình Phùng, Xuân Đài là nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử, là một trong những nơi đặt chân đầu tiên của lưu dân người Việt theo ông Lương Văn Chánh vào mở cõi, lập nên tỉnh Phú Yên vào giữa thế kỷ XV.

Vịnh Xuân Đài cũng là nơi diễn ra hoạt động ngoại giao đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Năm 1832, phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Edmund Robert và George Thompson mang theo thư của Tổng thống Andrew Jackson đến vũng Lắm. Vua Minh Mạng cử viên Ngoại lang Nguyễn Tri Phương và Tư vụ Lý Văn Phức đến cùng quan tỉnh Phú Yên lên thuyền thết tiệc và hỏi ý định của phái đoàn Hoa Kỳ. Khi dịch quốc thư ra thì có nhiều chỗ không hợp thức nên vua Minh Mạng phê là không cần đề lên ngự lãm, chỉ giao quyền Lãnh thương bạc (cơ quan ngoại giao) trả lời rằng: không có gì trở ngại trong việc thông thương, nhưng phải tuân theo pháp luật nước ta.



Vịnh Xuân Đài cũng là chiến trường ác liệt giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Rất nhiều trận thủy chiến giữa hai bên diễn ra tại đây. Đây cũng là nơi quân viễn chinh Pháp dưới sự chỉ huy của Trần Bá Lộc đổ bộ đàn áp cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương do Bùi Giảng chỉ huy. Cũng tại đây, vào tháng 4.1945, tàu hải quân Nhật bị máy bay Đồng minh bắn chìm. Nhiều di vật lịch sử đã được phát hiện tại Xuân Đài...



 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top