rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Hãy hỏi mọi người họ muốn gì ở một công việc, và tính có ý nghĩa (meaningfulness) hiện ra lù lù. Trong nhiều thập kỷ, người Mĩ đã xếp tính có tính có mục đích, ý nghĩa là ưu tiên hàng đầu của họ - trên cả sự thăng tiến, thu nhập, sự an toàn trong công việc và thời gian làm việc. Nhưng chúng ta thường xuyên cảm thấy công việc của chúng ta không quan trọng, không có ý nghĩa. “Hầu hết chúng ta có những công việc quá nhỏ bé với tinh thần của chúng ta. Những công việc không đủ lớn cho con người.”
Điều gì làm cho một công việc vô nghĩa? Sau hơn 40 năm nghiên cứu, chúng tôi biết rằng mọi người cố gắng để tìm thấy ý nghĩa khi họ thiếu tính tự chủ, sự đa dạng, sự thách thức, phản hồi về sự thực hiện công việc, và cơ hội để làm ra toàn bộ một sản phẩm hoặc dịch vụ từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc. Dù những yếu tố đó là quan trọng thì vẫn có yếu tố khác quan trọng hơn.
Hãy xem những công việc sau. Chúng đều đáp ứng một số tiêu chí trên, nhưng khoảng 90% số người không thấy những công việc này là có ý nghĩa lớn:
- Nhà thiết kế thời trang
- Người phân tích thu nhập
- Web operations coordinator Giám sát viên các mảng
- Nhân viên đặt và bán vé máy bay
- Họa sỹ đồ họa
- Giám đốc bản tin ở đài truyền hình
Tại sao những công việc đó lại thiếu ý nghĩa? Vì chúng hiếm khi có một tác động quan trọng và kéo dài lên những người khác. Ngược lại, dưới đây là những công việc rất có ý nghĩa với hầu như tất cả những người đang làm chúng:
• Giáo viên dạy chữ cho người lớn
• Nhân viên cứu hỏa
• Y tá hộ sinh
• Nhà tư vấn về nghiện ngập
• Chuyên viên về đời sống trẻ em
• Nhà giải phẫu thần kinh
Những công việc đó đều tạo ra một sự khác biệt quan trọng trong cuộc sống của người khác. Sau đây là bằng chứng về mối quan hệ giữa việc giúp đỡ người khác và công việc đầy ý nghĩa:
- Một phân tích số liệu bao hàm toàn diện từ hơn 11,000 người lao động ở các ngành nghề: một yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất của tính có ý nghĩa đó là niềm tin rằng công việc có một tác động tích cực lên những người khác.
- Những cuộc phỏng vấn với một mẫu đại diện gồm những người Mĩ: hơn một nửa nói rằng mục đích cốt lõi của công việc của họ là làm lợi cho người khác.
- Những cuộc khảo sát mọi người ở khắp thể giới: định nghĩa khi nào một hoạt động đủ tư cách được gọi là công việc, “nếu nó đóng góp cho xã hội” là lựa chọn phổ biến nhất ở Mĩ và ở cả Trung Quốc và Đông Âu. Trên nhiều châu lục, con người định nghĩa về công việc theo quan điểm đóng góp cho xã hội hơn là được trả lương để làm một công việc, làm một hoạt động căng thẳng, đòi hỏi sự cố gắng hoặc được yêu cầu/sai bảo làm.
- Những nghiên cứu về những người xem công việc của họ như một nghiệp, chứ không chỉ là một công việc hoặc nghề: Giáo sư Amy Wrzesniewski trường Yale cho biết một yếu tố trung tâm của một nghiệp đó là niềm tin rằng công việc của bạn đang làm thế giới trở thành một nơi tốt hơn.
Làm phong phú thêm tính có ý nghĩa của một công việc
Trở thành một nhà giải phẫu thần kinh không dành cho tất cả mọi người. Nhưng tin tốt là chúng ta có thể thực hiện các bước sau để làm công việc của chúng ta có ý nghĩa hơn – cho bản thân và người khác.
Trong nhiều trường hợp, công việc của chúng ta thực sự có một tác động, nhưng chúng ta ở quá xa những người sử dụng cuối cùng những sản phẩm và dịch vụ của chúng ta. Hãy nghĩ về những kỹ sư an toàn oto chưa bao giờ gặp những người lái những chiếc xe của họ hoặc những nhà khoa học y học không nhìn thấy một bệnh nhân. Bằng cách kết nối trực tiếp với những người sử dụng cuối cùng đó, chúng ta có thể nhìn thấy tác động quá khứ và tác động tiềm năng của chúng ta.
Đây là lý do tại sao các nhà lãnh đạo ở John Deere mời các nhân viên chế tạo ra máy kéo đến gặp những người nông dân đã mua máy kéo của họ, các nhà lãnh đạo facebook mời những người phát triển phần mềm lắng nghe nhận xét từ những người sử dụng đã tìm thấy những người bạn và thành viên gia đình đã mất liên lạc với họ từ lâu cảm ơn website. Khi chúng ta nhìn thấy những kết quả trực tiếp của công việc của chúng ta đối với người khác, thì chúng ta tìm thấy ý nghĩa lớn hơn.
Tất nhiên, có một số công việc không được thiết lập để có một tác động lớn lên những người khác. Trong những tình huống đó, con người thường mắc phải sai lầm khi xem những điều mô tả về công việc của họ là cố định, bỏ qua thực tế là họ có thể chủ động thay đổi vai trò của họ. Wrzesniewski, Jane Dutton, và Justin Berg gọi đó là job crafting—bổ sung, nhấn mạnh, sửa lại, giao phó hoặc giảm thiểu những nhiệm vụ và những mối tương tác trong cuộc theo đuổi tính có ý nghĩa lớn hơn. Ví dụ, những nhân viên dọn vệ sinh ở bệnh viên thiếu sự tương tác với bệnh nhân chủ động đem lại sự hỗ trợ về tinh thần cho các bệnh nhân và gia đình của họ.
Khi con người thay đổi quan điểm về công việc của họ (theo hướng tích cực) thì họ trở nên hạnh phúc hơn và có hiệu lực hơn. Trong một thực nghiệm ở Google, tôi và các đồng nghiệp mời nhân viên kinh doanh và những người quản lý dành 90 phút làm bài tập Job Crafting—họ vạch ra những cách để làm công việc và những mối tương tác của họ đầy ý nghĩa hơn và đóng góp được nhiều hơn cho người khác. 6 tuần sau, những nhà quản lý và đồng nghiệp của họ đánh giá là họ hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn. Khi họ phát triển những kỹ năng mới để hỗ trợ những sự thay đổi quan trọng thì niềm hạnh phúc và hiệu quả công việc họ thu được đã kéo dài ít nhất trong 6 tháng.
Giống như tất cả những thứ khác trong cuộc sống, tính có ý nghĩa có thể bị đẩy đi quá xa. Như nhà tâm lý Brian Little quan sát, nếu chúng ta chuyển những nghề nghiệp bình thường thành những nỗi ám ảnh nguy nga tráng lệ, thì chúng ta thu được tính có ý nghĩa với cái giá của tính có thể quản lý. Khi gánh nặng của thế giới nằm trên vai của chúng ta thì chúng ta đang đặt mình trước nguy cơ kiệt sức.
Nhưng hầu hết mọi người đang đối mặt với vấn đề ngược lại trong công việc của họ, công việc của họ có quá ít ý nghĩa hơn là quá nhiều ý nghĩa. Dựa vào cơ sở này, cơ hội để giúp đỡ những người khác có thể là thứ làm cho công việc của chúng ta đáng bỏ thời gian và nỗ lực.
Nguồn
The #1 Feature of a Meaningless Job
One factor matters more than any other for a sense of purpose at work
Published on January 30, 2014 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
PsychologyToday
Điều gì làm cho một công việc vô nghĩa? Sau hơn 40 năm nghiên cứu, chúng tôi biết rằng mọi người cố gắng để tìm thấy ý nghĩa khi họ thiếu tính tự chủ, sự đa dạng, sự thách thức, phản hồi về sự thực hiện công việc, và cơ hội để làm ra toàn bộ một sản phẩm hoặc dịch vụ từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc. Dù những yếu tố đó là quan trọng thì vẫn có yếu tố khác quan trọng hơn.
Hãy xem những công việc sau. Chúng đều đáp ứng một số tiêu chí trên, nhưng khoảng 90% số người không thấy những công việc này là có ý nghĩa lớn:
- Nhà thiết kế thời trang
- Người phân tích thu nhập
- Web operations coordinator Giám sát viên các mảng
- Nhân viên đặt và bán vé máy bay
- Họa sỹ đồ họa
- Giám đốc bản tin ở đài truyền hình
Tại sao những công việc đó lại thiếu ý nghĩa? Vì chúng hiếm khi có một tác động quan trọng và kéo dài lên những người khác. Ngược lại, dưới đây là những công việc rất có ý nghĩa với hầu như tất cả những người đang làm chúng:
• Giáo viên dạy chữ cho người lớn
• Nhân viên cứu hỏa
• Y tá hộ sinh
• Nhà tư vấn về nghiện ngập
• Chuyên viên về đời sống trẻ em
• Nhà giải phẫu thần kinh
Những công việc đó đều tạo ra một sự khác biệt quan trọng trong cuộc sống của người khác. Sau đây là bằng chứng về mối quan hệ giữa việc giúp đỡ người khác và công việc đầy ý nghĩa:
- Một phân tích số liệu bao hàm toàn diện từ hơn 11,000 người lao động ở các ngành nghề: một yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất của tính có ý nghĩa đó là niềm tin rằng công việc có một tác động tích cực lên những người khác.
- Những cuộc phỏng vấn với một mẫu đại diện gồm những người Mĩ: hơn một nửa nói rằng mục đích cốt lõi của công việc của họ là làm lợi cho người khác.
- Những cuộc khảo sát mọi người ở khắp thể giới: định nghĩa khi nào một hoạt động đủ tư cách được gọi là công việc, “nếu nó đóng góp cho xã hội” là lựa chọn phổ biến nhất ở Mĩ và ở cả Trung Quốc và Đông Âu. Trên nhiều châu lục, con người định nghĩa về công việc theo quan điểm đóng góp cho xã hội hơn là được trả lương để làm một công việc, làm một hoạt động căng thẳng, đòi hỏi sự cố gắng hoặc được yêu cầu/sai bảo làm.
- Những nghiên cứu về những người xem công việc của họ như một nghiệp, chứ không chỉ là một công việc hoặc nghề: Giáo sư Amy Wrzesniewski trường Yale cho biết một yếu tố trung tâm của một nghiệp đó là niềm tin rằng công việc của bạn đang làm thế giới trở thành một nơi tốt hơn.
Làm phong phú thêm tính có ý nghĩa của một công việc
Trở thành một nhà giải phẫu thần kinh không dành cho tất cả mọi người. Nhưng tin tốt là chúng ta có thể thực hiện các bước sau để làm công việc của chúng ta có ý nghĩa hơn – cho bản thân và người khác.
Trong nhiều trường hợp, công việc của chúng ta thực sự có một tác động, nhưng chúng ta ở quá xa những người sử dụng cuối cùng những sản phẩm và dịch vụ của chúng ta. Hãy nghĩ về những kỹ sư an toàn oto chưa bao giờ gặp những người lái những chiếc xe của họ hoặc những nhà khoa học y học không nhìn thấy một bệnh nhân. Bằng cách kết nối trực tiếp với những người sử dụng cuối cùng đó, chúng ta có thể nhìn thấy tác động quá khứ và tác động tiềm năng của chúng ta.
Đây là lý do tại sao các nhà lãnh đạo ở John Deere mời các nhân viên chế tạo ra máy kéo đến gặp những người nông dân đã mua máy kéo của họ, các nhà lãnh đạo facebook mời những người phát triển phần mềm lắng nghe nhận xét từ những người sử dụng đã tìm thấy những người bạn và thành viên gia đình đã mất liên lạc với họ từ lâu cảm ơn website. Khi chúng ta nhìn thấy những kết quả trực tiếp của công việc của chúng ta đối với người khác, thì chúng ta tìm thấy ý nghĩa lớn hơn.
Tất nhiên, có một số công việc không được thiết lập để có một tác động lớn lên những người khác. Trong những tình huống đó, con người thường mắc phải sai lầm khi xem những điều mô tả về công việc của họ là cố định, bỏ qua thực tế là họ có thể chủ động thay đổi vai trò của họ. Wrzesniewski, Jane Dutton, và Justin Berg gọi đó là job crafting—bổ sung, nhấn mạnh, sửa lại, giao phó hoặc giảm thiểu những nhiệm vụ và những mối tương tác trong cuộc theo đuổi tính có ý nghĩa lớn hơn. Ví dụ, những nhân viên dọn vệ sinh ở bệnh viên thiếu sự tương tác với bệnh nhân chủ động đem lại sự hỗ trợ về tinh thần cho các bệnh nhân và gia đình của họ.
Khi con người thay đổi quan điểm về công việc của họ (theo hướng tích cực) thì họ trở nên hạnh phúc hơn và có hiệu lực hơn. Trong một thực nghiệm ở Google, tôi và các đồng nghiệp mời nhân viên kinh doanh và những người quản lý dành 90 phút làm bài tập Job Crafting—họ vạch ra những cách để làm công việc và những mối tương tác của họ đầy ý nghĩa hơn và đóng góp được nhiều hơn cho người khác. 6 tuần sau, những nhà quản lý và đồng nghiệp của họ đánh giá là họ hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn. Khi họ phát triển những kỹ năng mới để hỗ trợ những sự thay đổi quan trọng thì niềm hạnh phúc và hiệu quả công việc họ thu được đã kéo dài ít nhất trong 6 tháng.
Giống như tất cả những thứ khác trong cuộc sống, tính có ý nghĩa có thể bị đẩy đi quá xa. Như nhà tâm lý Brian Little quan sát, nếu chúng ta chuyển những nghề nghiệp bình thường thành những nỗi ám ảnh nguy nga tráng lệ, thì chúng ta thu được tính có ý nghĩa với cái giá của tính có thể quản lý. Khi gánh nặng của thế giới nằm trên vai của chúng ta thì chúng ta đang đặt mình trước nguy cơ kiệt sức.
Nhưng hầu hết mọi người đang đối mặt với vấn đề ngược lại trong công việc của họ, công việc của họ có quá ít ý nghĩa hơn là quá nhiều ý nghĩa. Dựa vào cơ sở này, cơ hội để giúp đỡ những người khác có thể là thứ làm cho công việc của chúng ta đáng bỏ thời gian và nỗ lực.
Nguồn
The #1 Feature of a Meaningless Job
One factor matters more than any other for a sense of purpose at work
Published on January 30, 2014 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
PsychologyToday