rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo: "Idisorder: Understanding our obsession with technology and overcoming it's hold on us" của Larry Rosen.
Bạn có phải là 1 người dùng đồ công nghệ “bị ép buộc”? Bạn có liên tục kiểm tra email, tin nhắn điện thoại? Nếu vậy thì bạn không đơn độc đâu. Trong 1 nghiên cứu gần đây, chúng tôi sử dụng 1 thang đo tiêu chuẩn để đánh giá những hành vi có tính cưỡng bức (compulsive behavior) trong số những người Mĩ và phát hiện thấy những người đó cho thấy những tính cách cưỡng bức: (1)dành nhiều thời gian hơn để lên mạng mỗi ngày, (2) liên lạc, truyền thông bằng tất cả các phương thức (nhắn tin liên tục, mạng xã hội), (3) chơi nhiều game hơn, (4) nghe nhạc nhiều hơn, (5) dành nhiều thời gian hơn để kiểm tra tin nhắn và cập nhật Facebook, (6) có xu hướng làm nhiều việc cùng một lúc hơn người khác.
Mọi người dường như sử dụng những đồ công nghệ của họ 1 cách cưỡng bức theo 2 cách: (1) vì họ hoặc là yêu đồ công nghệ của họ, khao khát lướt net, yêu những phần mềm và những ứng dụng điện thoại nhiều đến nỗi họ không thể có đủ chúng; hoặc (2) vì họ trở nên lo lắng về việc bỏ lỡ một số tin tức quan trọng nên họ không thể giữ mình tránh khỏi mạng Internet hoặc điện thoại của họ. Kiểu hành vi cưỡng bức đầu tiên được thúc đẩy bởi niềm vui mà mọi người nhận được từ việc giữ liên lạc với những người khác, biết được những tin tức thị trường mới nhất hoặc xem những video hài hước trên Youtube. Kiểu hành vi thứ 2 bị thúc đẩy bởi sự lo lắng và những suy nghĩ “ám ảnh”.
Nhiều người thích thú trước những lợi ích và niềm vui của những thiết bị điện thoại kết nối của họ. Họ đánh giá cao những thiết bị đó vì tiếp cận được thông tin 24/7, chơi game, nghe nhạc và nâng cao sự kết nối xã hội. Nhưng điều mà nhiều người dường như không nhận ra là việc sử dụng những thiết bị kết nối đó cũng dẫn đến rất nhiều lo lắng. Tôi đã thấy nhiều người cần phải liên tục kiểm tra điện thoại của họ. Nhiều người lo lắng về những tin nhắn mà họ có thể bỏ lỡ nếu họ ngắt kết nối thậm chí trong 1 khoảng thời gian ngắn. Nếu chúng ta rời thiết bị kết nối của mình ở đâu đó trong 1 vài phút, chúng ta có cảm giác rằng chúng ta đang bỏ lỡ 1 điều gì đó...hoặc tất cả mọi điều? Khi chúng ta thức dậy, chúng ta tự hỏi bản thân, những gì chúng ta đã bỏ lỡ trong khi chúng ta đang ngủ? Và ít nhất 1/3 trong số chúng ta kiểm tra thiết bị kết nối của mình trước khi đi ngủ.
Chúng ta yêu những thiết bị kết nối và dường như chúng ta không thể sống thiếu chúng, nhưng hầu hết mọi người dần dần bị lôi kéo vào chứng ám ảnh idisorder. “Nếu tôi đi làm hoặc đi đâu đó và tình cờ để quên điện thoại ở nhà, tôi trở nên lo lắng. Vì tôi muốn biết “những ai gọi cho tôi và những gì tôi đã bỏ lỡ.”
Đánh giá lo lắng của bạn về những thiết bị
Trong phòng thực nghiệm của chúng tôi, chúng tôi đã đánh giá về sự lo lắng của mọi người về việc không thể sử dụng những thiết bị kết nối của họ theo thang đo dưới đây.
Nếu bạn không thể kiểm tra những thiết bị sau thường xuyên như bạn muốn, bạn cảm thấy lo lắng nhiều như thế nào?
Thiết bị:
Tin nhắn điện thoại
Những cuộc gọi điện thoại
Facebook và những mạng xã hội khác
Email cá nhân
Voice mail
Email công việc
Mức độ lo lắng
Rất lo lắng
Lo lắng vừa phải
Lo lắng 1 chút
Không lo lắng
Đánh giá về sự thường xuyên kiểm tra những thiết bị của bạn
Thiết bị
Tin nhắn điện thoại
Những cuộc gọi điện thoại
Facebook và những mạng xã hội khác
Email cá nhân
Voice mail
Email công việc
Sự thường xuyên kiểm tra thiết bị
Không bao giờ
Một vài lần trong 1 tháng
Một vài lần trong 1 tuần
1 lần 1 ngày
Một vài giờ 1 ngày
Cứ mỗi giờ
Cứ mỗi 15 phút
Liên tục
Những vấn đề lo lắng liên quan đến công nghệ và phương tiện truyền thông
Bảng hỏi sau giúp bạn quyết định xem liệu bạn có cần phải thay đổi phong cách sử dụng đồ công nghệ của mình hay không hoặc bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp để thay đổi cách sử dụng công nghệ. Bạn cũng có thể xem xét đến việc thay đổi nếu bạn lo lắng rằng mình có 1 vấn đề. Và bạn nên xem xét thay đổi nếu bạn để ý thấy những ảnh hưởng tiêu cực của những hành vi liên quan đến việc sử dụng đồ công nghệ lên những người xung quanh bạn trong cuộc sống hằng ngày.
Trả lời Có, Không có những câu sau
Tôi nghĩ rằng việc sử dụng đồ công nghệ của tôi nằm ngoài sự kiểm soát.
Tôi có những cố gắng để kiểm soát việc sử dụng đồ công nghệ của tôi nhưng không thành công.
Tôi lo lắng về sự thường xuyên sử dụng những thiết bị công nghệ của tôi.
Việc sử dụng những thiết bị công nghệ của tôi ngăn cản việc thực hiện những nhiệm vụ hằng ngày.
Việc sử dụng những thiết bị công nghệ của tôi ngăn cản những tương tác xã hội của tôi.
Gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp nói rằng tôi có vấn đề với sự gắn bó với những thiết bị của tôi.
Tôi trải nghiệm “nỗi sợ bỏ sót” mạnh mẽ khi tôi không có những thiết bị bên cạnh.
Tôi trở nên khó chịu khi tôi không ở cạnh những thiết bị công nghê của tôi.
Tôi không thể đi du lịch nếu không kiểm tra điện thoại hoặc email.
Tôi từng tranh cãi với gia đình hoặc bạn bè khi tôi không thể sử dụng những thiết bị của tôi.
Tôi trở nên rất lo lắng khi tôi không thể kiểm tra tin nhắn, cuộc gọi điện thoại hoặc mạng xã hội.
Tôi cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi tôi lên mạng hoặc khi tôi sử dụng điện thoại của tôi.
Những đặc điểm gắn liền với sự nghiện đồ công nghệ có thể bao gồm :
Sự nổi bật: 1 người bị ám ảnh với hoạt động dựa vào công nghệ. Họ suy nghĩ về nó liên tục, ngay cả khi họ rời xa thiết bị.
Những thay đổi tâm trạng xuất hiện như là 1 kết quả của việc sử dụng đồ công nghệ, những phần mềm. Những thay đôi tâm trạng tích cực và tiêu cực là có khả năng xảy ra. Ví dụ, lên mạng và cập nhật status trên mạng xã hội có thể nâng cao tinh thần của 1 người khi họ cảm thấy buồn. Nhìn thấy 1 người bạn phản hồi với 1 “like” đối với status của mình có thể nâng cao tâm trạng nhiều hơn.
Làm thế nào những người sử dụng đồ công nghệ trở nên nghiện chúng
Các nhà nghiên cứu bắt đầu xác định những nét tính cách nhất định dẫn đến sự gia tăng khả năng trở thành 1 người nghiện. 1 số đặc điểm của 1 nhân cách nghiện đồ công nghệ được đề xuất là : tính bốc đồng (impulsivity), tìm kiếm cảm giác (sensation seeking), chứng bệnh tâm thần (psychoticism) và sự lầm lạc xã hội ( social deviance). Nói cách khác, những người có xu hướng trở nên nghiện có thể có nhiều khả năng hành động mà không suy nghĩ nhiều (tính bốc đồng), tìm kiếm những kích thích vui vẻ có cường độ mãnh liệt (tìm kiếm cảm giác) và xung hấn (bệnh tâm thần) và tránh tuân theo những quy tắc (sự lầm lạc xã hội).
Các kết quả nghiên cứu phát hiện thấy những người phụ thuộc Internet hoặc những người sử dụng Internet nhiều cũng là những người tìm kiếm cảm giác. 1 nghiên cứu của Chih-Hung và cộng sự ở trường đại học Kaohsiung Medical Ở Đài Loan cho thấy những người có 1 nhu cầu tìm kiếm sự mới lạ có thể đặc biệt bị thu hút với những hoạt động trên mạng Internet. Những người tim kiếm sự mới lạ nhanh chóng trở nên buồn chán và cần những kích thích mới để được khuấy động. Game online có thể đặc biệt thỏa mãn những nhu cầu của những người đó khi game mang lại 1 loạt môi trường đa dạng liên tục thay đổi những kịch bản và phản hổi.
Ko cũng xác định được yếu tố tính cách khác liên kết với việc nghiện Internet, được gọi là “né tránh nguy hiểm” (harm avoidance), quan điểm cho rằng 1 số người muốn né tránh những tình huống không thoải mái. Ko và cộng sự suy đoán rằng thế giới mạng thường được nhìn nhận bởi thanh niên là đòi hỏi ít trách nhiệm hơn và ít gây ra nguy hại hơn thế giới thực.
Yếu tố khác được gọi là “phụ thuộc phần thưởng” (reward dependence) . Những người có RD thấp bị suy yếu sự đáp ứng trước sự ủng hộ bằng lời và củng cố xã hội, và họ có sự kiên trì kém. Họ cho thấy sự chịu đựng kém trước những sự thất vọng không dự đoán được trong cuộc sống thật. Những thành tựu ngay lập tức và có thể đoán được từ hoạt động trên mạng Internet như game online do đó có thể mang lại những nguồn thỏa mãn về tính mới lạ và lòng tự trọng mà không có sự thất vọng không thể dự đoán.
Như vậy, 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghiện đồ công nghệ của bạn là : tìm kiếm cảm giác, né tránh nguy hiểm và phụ thuộc phần thưởng.