Idioms Việt Nam

Bạch Việt

New member
Xu
69
Idioms Việt Nam

Không phải là một người bản xứ nhưng bạn có thể hiểu nghĩa của từng từ và làm thế nào để tạo thành câu đơn giản để truyền tải ý tưởng. Tuy nhiên, khi nói chuyện với người bản xứ thì đôi khi bạn thấy không hiểu hết một số cụm từ nào đó. Đã bao giờ bạn nghe những cụm như “Actions speak louder than words” (Nói ít làm nhiều) hay “The apple doesn’t fall far form the tree” (Lá rụng về cội) và bạn hoàn toàn hiểu sai ý của người nói chưa?

Đó là bởi vì những cách nói này, hay các câu thành ngữ này, rất đặc trưng trong tiếng Anh và nếu bạn cố gắng hiểu theo từng từ đơn lẻ thì bạn sẽ không thể nắm được ý của cả câu. Trong câu trên thì “actions” không thực sự “nói” (speak), và cũng không có quả táo với cái cây nào hết. Dịch từng từ một trong câu sẽ không giúp bạn hiểu được câu thành ngữ đó. Bạn cần phải nhớ nghĩa của cả cụm và từ đó không cảm thấy khó hiểu khi nói chuyện với người bản xứ.

Một ví dụ khác như câu “Don’t count your chickens before they hatch” (Đếm cua trong lỗ). Câu này thực tế không liên quan gì tới những chú gà cả. Mà câu thành ngữ này được dùng để cảnh báo ai đó không nên tính một sự kiện nào đó trước khi nó thực sự xảy ra. Giả sử như bạn có một công việc rất tuyệt và tính mua cho mình một chiếc Mercedes. Bạn nói “Tôi sẽ có tiền để hoàn lại khi tôi nhận được lương.” Bạn đang “đếm cua trong lỗ” đấy bởi bạn đang tiêu một số tiền lớn để mua xe trước khi bạn biết chắc chắn rằng bạn có được số tiền đó.

Một câu thành ngữ thường được sử dụng nữa là “Don’t cry over spilt milk”. Một lần nữa, câu này rõ ràng không liên quan gì tới sữa cả. Mà thực tế sữa là ẩn dụ cho những sự kiện đã qua mà bạn vẫn đang băn khoăn về nó ở thời điểm hiện tại. Câu này ngụ ý rằng “cái gì đã xảy ra thì hãy để nó trôi qua” vì vậy bạn không nên buồn bã hay “khóc lóc” về những việc xấu đã xảy ra ngày hôm qua (spilt milk) bởi bạn không thể làm gì nữa.

Bạn càng hiểu và biết nhiều thành ngữ, bạn càng dễ dàng kết hợp chúng vào trong tiếng Anh của mình.

Tiếp tục với câu “Two peas in a pod” – sử dụng khi muốn nói hai người, thường là bạn bè hoặc họ hàng, có rất nhiều điểm chung, tính cách, sở thích giống nhau.

Ví dụ: “Sue và Ann là bạn thân nhiều năm rồi. Hai cô ấy cứ như hình với bóng.”
“Give me a hand” – giúp ai làm gì đó

Ví dụ: “Tôi để rất nhiều rau quả ở trong xe, bạn có thể đến và giúp tôi một tay được không?”
“Take it easy” – nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh đi.

Ví dụ: “Quả là một ngày vất vả. Tối nay tôi sẽ ở nhà và nghỉ ngơi thôi.”
“Head over heels” – say như điếu đổ

Ví dụ: Dù mới gặp Jenny có vài tuần nhưng Chris say cô ấy như điếu đổ.
“The ball is in your court” – đến lượt bạn; bạn có quyền hành

Ví dụ: Tôi đã gọi cho anh ta và để lại lời nhắn trên hộp thư thoại của anh ta. Giờ thì đến lượt anh ta, để xem anh ta có gọi lại không.
“Beat/go around the bush” – Trong một cuộc hội thoại đưa ra những chi tiết không cần thiết và nói rất nhiều chỉ để tránh không phải nói tới điểm chính.

Ví dụ: “Chúng tôi không có nhiều thời gian, vậy nên hãy tập trung vào điểm chính và đừng có cà kê dê ngỗng nữa.”

Và tất nhiên là còn nhiều câu thành ngữ khác nữa. Nếu bạn thấy khi đang nói chuyện và gặp một trong những câu nào nghe có vẻ là thành ngữ thì đừng e ngại hỏi nghĩa của nó là gì. Nếu không thực sự hiểu thì bạn có thể hiểu sai hoàn toàn ý của người nói. Và khi bạn đã biết rồi thì lần sau gặp câu thành ngữ ấy bạn sẽ hiểu được nghĩa của nó.

“Practice makes perfect”. Bạn đã bao giờ nghe thấy câu thành ngữ này chưa? Câu này có nghĩa là “văn ôn võ luyện”.

ST


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top