• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lý ngành thương mại

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
[h=2][/h]
Địa lý ngành thương mại


I – KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG

- Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (bên mua). Thị trường hoạt động được là nhờ sự trao đổi giữa người bán và người mua về những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đó. Để đo giá trị của hàng hoá và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền.

Hàng hoá có giá trị sử dụng và giá trị. Bất cứ cái gì có thể đem ra thị trường để bán và thu được tiền đều có giá trị hàng hoá và đều có thể trở thành hàng hoá: từ những vật phẩm tiêu dùng, vật tư, máy móc, các tác phẩm nghệ thuật, các bằng phát minh sáng chế, các loại dịch vụ… cho đến tài nguyên, sức lao động.

- Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Vì vậy, đề cập đến tình hình thị trường, người ta thường nêu vấn đề giá cả, xu hướng trong cung và cầu của các sản phẩm, dịch vụ nào đó. Khi cung lớn hơn cầu, thì giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua, nhưng không có lợi cho người sản xuất và người bán; sản xuất sẽ có nguy cơ bị đình đốn. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lên sẽ kích thích mở rộng sản xuất. Đến một lúc nào đó cung và cầu cân bằng, giá cả ổn định.

Do quy luật cung cầu nên giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến động. Các hoạt động tiếp thị (ma-ket-ting), phân tích thị trường ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại, dịch vụ.

II – VAI TRÒ CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI

- Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất, hoạt động thương mại có tác động từ việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới.

- Ngành thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương. Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

Hoạt động ngoại thương (xuất + nhập khẩu) gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.

III – CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU

1. Cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa trị giá xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) và giá trị nhập khẩu (còn gọi là kim ngạch nhập khẩu). Tình trạng hoạt động ngoại thương còn thể hiện bằng tỉ lệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Nếu trị giá hàng xuất khẩu mà lớn hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Ngược lại, nếu trị giá hàng xuất khẩu mà nhỏ hơn trị giá hàng nhập khẩu thì gọi là nhập siêu.

2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm: nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến. Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị…) và hàng tiêu dùng. Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại.

Trong có cấu hàng xuất khẩu của các nước có nền kinh tế kém phát triển, chiếm tỉ trọng cao là các loại sản phẩm của các cây công nghiệp đặc sản, lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản. Còn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của các nước này, chiếm tỉ trọng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến, máy công cụ, lương thực, thực phẩm.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước có nền kinh tế phát triển thì ngược lại, chiếm vị trí hàng đầu là sản phẩm của các ngành công nghiệp chế biến, các máy công cụ, thiết bị toàn bộ… Còn trong cơ cấu hàng nhập khẩu có nguyên liệu khoáng sản, nhiêu liệu (đặc biệt là dầu mỏ), nguyên liệu nông nghiệp.




Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top