Địa lý 12 NC - Bài 6: Thực hành: Các giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Bút Việt

New member
Xu
0
[FONT=&quot]Bài 6 : Thực hành[/FONT][FONT=&quot]
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]1. Xác định các giai đoạn phát triển của lãnh thổ tự nhiên nước ta [/FONT][FONT=&quot]
a. Giai đoạn tiền Cambri : có tuổi 2,3 tỉ năm, kéo dài suốt 2 tỉ năm.
- Các bộ phận nền móng ban đầu của lãnh thổ tự nhiên ngày nay còn lại rất ít, chủ yếu là đá biến chất tiền Cambri, phân bố trên phạm vị hẹp.
- Phía Bắc : Phần núi phía bắc Hoàng Liên Sơn và khu vực thượng nguồn sông Chảy thuộc địa phận tỉnh Lào Cai.
- Phía Nam: Phần bắc của khối núi Kon Tum, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.
b. Giai đoạn Cổ kiến tạo : Có tuổi 540 triệu năm, kéo dài 475 triệu năm gồm hai giai đoạn Cổ sinh và Trung sinh, biểu hiện ở:
- Sự phân bố các loại đá chính
+ Tuổi Cổ sinh : có các loại đá trầm tích, đá mác ma, đá vôi kỉ Đê vôn, Cacbon-Pecmi, phân bố vùng thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, Mường Tè - Lai Châu, Trường Sơn Bắc, địa khối Kon Tum.
+ Tuổi Trung sinh : chủ yếu là các loại đá trầm tích biển và trầm trích lục địa, các loại đá mác ma xâm nhập và mác ma phún xuất; phân bố trên phạm vị rộng ở Tây Bắc, khu Đông Bắc, một phần Tây Nghệ An và khu vực khối núi ở Nam Trung Bộ.
- Các đứt gãy chính
+ Phía bắc vĩ tuyến 16[/FONT]°[FONT=&quot]B có đứt gãy sông Đà, Lai Châu-Điên Biên, sông Mã, sông Gianh.
+ Phía nam vĩ tuyến 16[/FONT]°[FONT=&quot]B có đứt gãy sông Xê Công (tây Kon Tum) và rãnh Nam Bộ (từ Bà Rịa lên phía bắc dãy núi Vọng Phu).
- Các tài nguyên thiên nhiên chính: đá vôi (Đông Băc, Tây Bắc), apatit (Lào Cai), than đá (Quảng Ninh, Nông Sơn..), vàng, đồng, chì-bạc-kẽm, thiếc (Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng).
c. Giai đoạn Tân kiến tạo : có tuổi 23 triệu năm, kéo dài đến ngày nay.
- Các khu vực có hoạt động nâng cao, hạ thấp hình thành dạng địa hình nâng bậc không đều: Vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên…
- Các đứt gãy chính : đứt gãy sông Hồng-sông Chảy, Cao Bằng-Lạng Sơn, sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Hương, sông Thu Bồn.
- Các vùng trầm tích : Do vận động đứt gãy, sụt võng các vật liệu xâm thực trầm tích hình thành các châu thổ sông ven biển như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các sông ở Trung Bộ.
- Các mỏ ngoại sinh : được hình thành từ các vật liệu trầm tích hữu cơ hoặc các đá khoáng vỡ vụn dưới ảnh hưởng của tác động ngoại lực gồm:
+ Nhóm kim loại: sắt (Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng), titan (ven biển miền Trung), bô xít (Tây Nguyên).
+ Nhóm năng lượng: than nâu (Lạng Sơn, Đồng bằng sông Hồng), than bùn (Đồng bằng sông Cửu Long), dầu khí (thềm lục địa Nam Bộ, vịnh Bắc Bộ).
2. Xác định các đơn vị cấu trúc và các tài nguyên khoáng sản Việt Nam (tham khảo Atlat Địa lí Việt Nam - Bản đồ Hình thể, Khoáng sản)
a. Các đơn vị cấu trúc cơ bản
- Hướng tây bắc-đông nam : dãy núi Hoàng Liên Sơn, dãy núi Con Voi, dãy núi sông Mã, dãy Trường Sơn Bắc.
- Hướng vòng cung: dãy núi cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đông Triều.
b. Sự phong phú của tài nguyên khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
Do có quá trình phát triển địa chất lâu dài trong môi truờng nhiệt đới ẩm gió mùa nên nguồn khoáng sản có nguồn gốc nội và ngoại sinh nước ta khá phong phú, phân bố gần khắp lãnh thổ:
- Các mỏ nội sinh: tập trung tại hai khu vực chính:
+ Khu vực từ thung lũng sông Hồng đến Cao Bằng, Lạng Sơn: Các mỏ khá đa dạng nhưng trữ lượng không lớn như: thiếc, vàng, sắt, chì-bạc-kẽm …
+ Khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ :sắt, đồng, vàng, thiếc, crôm, các mỏ đa kim
- Các mỏ ngoại sinh: phân bố trên diện rộng:
+ Khu vực phía Bắc có các mỏ: thiếc (sa khoáng), măn gan, sắt, apatít, than, đá vôi..
+ Khu vực Tây Nguyên : bô xít
+ Khu vực phía Nam : dầu khí, than bùn…

--Sưu Tầm--
[/FONT]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top