Bài 58: DỰA VÀO ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM, PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN
1. Đặc điểm phân bố nguồn lợi hải sản ở nước taPHÂN BỐ TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN
Nguồn lợi hải sản của vùng biển nước ta giới hạn trong vùng lãnh hải trên 1 triệu km2, gồm :
- Vùng thềm lục địa nông trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan nhờ nhiệt độ ấm, độ mặn vừa phải, thuận lợi cho việc phát triển các đàn cá đáy và cá nổi, tạo thành các bãi tôm, bãi cá.
- Trong vùng nước sâu chạy dọc theo bờ biển các tỉnh Nam Trung Bộ là nơi tập trung các đàn cá lớn, hình thành nhiều ngư trường như : Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận, Cà Mau - Kiên Giang.
- Tổng trữ lượng hải sản của vùng biển nước ta lên đến 3,9 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác mỗi năm trên 2 triệu tấn.
2. Các tỉnh có điều kiện phát triển nưôi trồng hải sản nước lợ, nước mặ
- Nhờ có bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh, đảo ven bờ , các tỉnh Quảng Ninh và duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước mặn như tôm, cá, loài nhuyễn thể.
- Các tỉnh có bờ biển thấp, phẳng, nhiều cửa sông, nhiều đầm phá: đoạn từ Hải Phòng đến Ninh Bình, đoạn bờ biển Bắc Trung Bộ, đoạn Vũng Tàu - Cà Mau - Hà Tiên là nơi thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ . Đứng đầu trong số này là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.
3. Sự phân bố các trung tâm và các điểm du lịch nổi tiếng
- Bắc Bộ: Trà Cổ, Bãi Cháy, Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng).
- Trung Bộ :Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Cảnh Dương, Lăng Cô, Hội An, Sa Huỳnh, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né.
- Nam Bộ: Vũng Tàu-Côn Đảo, Hà Tiên, Phú Quốc.
4. Sự phân bố các cảng lớn
+ Bắc Bộ: Cảng Cái Lân, Hạ Long, Hải Phòng.
+ Trung Bộ: Cảng Cửa Lò, Nghi Sơn, Vũng áng, Chân Mây, Đà Nẳng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh,
+ Nam Bộ: Vũng Tàu.
5. Các mỏ dầu, khí đang khai thác trên thềm lục địa
+ Trong bể trầm tích Cửu Long : mỏ dầu Hồng Ngọc, Rồng, Bạch Hổ, Sư Tử Đen - Tử Vàng. Các mỏ khí: Kim Cương, Bạch Ngọc, Lục Ngọc, Phương Đông, Ba Vì, Bà Đen...
+ Trong bể trầm tích Nam Côn Sơn: mỏ dầu Đại Hùng, mỏ khí Lan Đỏ -Lan Tây, Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi…
+ Trong bể trầm tích Thổ Chu-Mã Lai : mỏ Bunga -Kekwa, Cái Nước, Ngọc Hiển…
+ Trong bể trầm tích sông Hồng: mỏ khí Tiền Hải.
6. Vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một trong các vùng sau đây:
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Với dải bờ biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển các thế mạnh kinh tế biển : nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch (Hạ Long, Cát Bà,...), giao thông vận tải biển (cảng Cái Lân,....).
b. Đồng bằng sông Hồng
- Do bờ biển thấp, phẳng có thể phát triển mạnh ngành nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ ở các khu vực bãi triều, vùng cửa sông.
c. Bắc Trung Bộ
- Bờ biển tương đối phẳng, ven biển nhiều nơi có nhánh núi đâm ngang, có cồn cát, đầm phá rộng (đầm phá Tam Giang - Cầu Hai,..) có thể phát triển các thế mạnh kinh tế biển như : đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, giao thông vận tải (cảng Nghi Sơn, Chân Mây) và du lịch biển (Sầm Sơn, Lăng Cô,...).
d. Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, nhiều đảo rất thuận lợi để phát triển các thế mạnh nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, các ngành dịch vụ du lịch và giao thông vận tải biển (Đà Nẵng, Hội An, Dung Quất, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né....
e. Đông Nam Bộ
- Bờ biển tuy không dài nhưng tập trung nhiều thế mạnh kinh tế biển tổng hợp : đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Nam Bộ (Vũng Tàu)
g. Đồng bằng sông Cửu Long
- Bờ biển thấp, phẳng, nhiều bãi triều cửa sông (Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu), nhiều rừng ngập mặn (ở Mau) có vịnh, đảo (Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc,..). Các đặc điểm này đang được khai thác mạnh để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch…
Sưu tầm