• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lý 12 NC - Bài 54: Phân tích và giải thích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 54: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ



1. Bài 1. Viết báo cáo ngắn
1. Tiềm năng dầu khí
Thềm lục địa Đông Nam Bộ là khu vực có tiềm năng dầu khi lớn. Trữ lượng dầu khí tập trung chủ yếu trong 3 bể trầm tích chính:
- Bể trầm tích Cửu Long có trữ lượng khá lớn với các mỏ đang khai thác : Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông.
- Bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng vào loại lớn, có ưu thế về khí đốt.
- Bể trầm tích Thổ Chu-Mã Lai có trữ lượng không lớn. Tổng trữ lượng dự báo khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí đốt.

2. Sự phát triển của công nghiệp dầu khí
- Về quy mô
+ Công nghiệp dầu khí chỉ mới hình thành từ 1986 với sản lượng 40 nghìn tấn dầu thô.
+ Những năm sau đó sản lượng nhanh, liên tục : năm 1995, sản lượng đạt 7,7 triệu tấn ; năm 2005, sản lượng dầu đạt tới 18,5 triệu tấn, tăng gần 2,5 lần của 10 năm trước đó.
- Về tổ chức khai thác
+ Ngoài tập đoàn dầu khí Việt Nam (PETRO VIET NAM), cơ quan chủ quản khai thác, nước ta còn liên doanh hợp tác thăm dò và khai thác với các công ty dầu khí nước ngoài ( Hoa Kì, Anh, Pháp, Nhật, Ma la-xia, An-giê-ri.. ), tiêu biểu là Công ty dầu khí VIETSOPE TRO.
+ Bên cạnh dầu thô, khí đồng hành cũng được đưa vào bờ theo đường ống ngầm để sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí (cụm nhiệt điện Phú Mĩ,..).
+ Thời gian gần đây, nhiều cuộc thăm dò đã phát hiện thêm nhiều mỏ dầu, khí mới có giá trị công nghiệp. Tương lai ngành công nghiệp này còn có triển vọng lớn hơn nữa.

3. Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ
Với nguồn dầu khí được khai thác ngày càng nhiều, Đông Nam Bộ có điều kiện mở rộng quy mô và cơ cấu nhiều ngành công nghiệp như:
- Công nghiệp năng lượng : phát triển trên cơ sở nguồn khi đốt đồng hành (cụm nhiệt điện Phú Mĩ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Công nghiệp hoá lỏng khí (nhà máy Dinh Cố),
- Công nghiệp phân đạm (nhà máy phân đạm Phú Mĩ).
- Công nghiệp hoá dầu (tơ sợi nhân tạo, chất dẻo..).

2. Bài 2 : Xử lí số liệu và tính toán
a. Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của cả nước và vùng Đông Nam Bộ, năm 1995 và năm 2005
cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
của cả nước và vùng Đông Nam Bộ, năm 1995 và năm 2005 (%)



b. Tính tỉ trọng của vùng Đông Nam Bộ trong công nghiệp cả nước và trong từng khu vực kinh tế, năm 1995 và năm 2005

tỉ trọng của vùng Đông Nam Bộ trong công nghiệp cả nước
và trong từng khu vực kinh tế, năm 1995 và năm 2005 (%)



c. Nhận xét

- Vị trí của Đông Nam Bộ : từ lâu, Đông Nam Bộ đã là vùng công nghiệp trọng điểm của cả nước. Về quy mô giá trị: năm 1995, Đông Nam Bộ đóng góp đến 48,5% giá trị sản lượng cả nước. Năm 2005, Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục dẫn đầu với 47,9% giá trị công nghiệp cả nước.
- Về cơ cấu thành phần : năm 1995, công nghiệp quốc doanh chiếm 38,8 %, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7 %, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 41,5% giá trị công nghiệp cả nước. Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản lượng giữa các thành phần kinh tế đã thay đổi mạnh với xu thế: công nghiệp quốc doanh giảm còn 24,1%; ngược lại, công nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đến 23,4% và 52,5% giá trị công nghiệp cả nước.
*Với những ưu thế vượt trội về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội, Đông Nam Bộ vẫn sẽ là vùng công nghiệp đi đầu trong giá trị đóng góp, trong xu hướng đa dạng hoá và trong đường lối phát triển kinh tế theo chiều sâu một cách bền vững.



Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top