Địa lý 12 NC - Bài 52: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên v

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 52: SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN
VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ



1. Bài 1. Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích
a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB), Tây Nguyên năm 2005.
- Xử lí số liệu: cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước,Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005 (%)

dnc52.jpg


- Biểu đồ thích hợp :
biểu đồ tròn (ba hình tròn có kích thước khác nhau). Tính bán kính hình tròn :
+ Chọn bán kính hình tròn của TD&MNBB (nhỏ nhất) R1 = 1cm.
+ Bán kính hình tròn của cả nước R2 = R1 : √A (A = 91,0 : 1633,6 = 0,06). Quy ước R1 = 1cm, sẽ có R2 = 1,0 : 0,25 = 4.0 (cm).
+ Bán kính hình tròn của Tây Nguyên R3 = R1 : √A (A = 91,0 : 634,3 = 0,14). Quy ước R1 = 1cm, sẽ có R2 = 1,0 : 0,37 = 2.7 (cm)
- Vẽ biểu đồ

dnc52a.jpg

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước,
Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

b. So sánh, nhận xét về thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giống nhau
+ Cả hai vùng đều là khu vực đồi núi có diện tích lớn thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh.
+ Có đất đai và khí hậu đa dạng, phù hợp cho nhiều loại cây công nghiệp.
+ Lao động có truyền thống và kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.

- Khác nhau

dnc52b.jpg

dnc52c.jpg

dnc52d.jpg


2. Bài 2 : Tính tỉ trọng của đàn trâu và đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước. Nhận xét và giải thích

a. Tính tỉ trọng: tỉ trọng của trâu, bò hai vùng Tây Nguyên,Trung du và miền núi Bắc Bộ trong tổng đàn trâu bò cả nước (%)
dnc52e.jpg


b. Nhận xét và giải thích
- Điều kiện phát triển
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ địa hình núi, cao nguyên kết hợp với gió mùa đông lạnh, nên các vùng có độ cao trên 600 m có khí hậu mát, đồng cỏ phát triển gần quanh năm, tiêu biểu là vùng núi Hà Giang, Tuyên Quang, cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) phù hợp với chăn nuôi trâu, bò.
+ Tây Nguyên là cao nguyên bậc thềm, trừ cao nguyên Đắk Lắk, các cao nguyên khác đều có độ cao > 900m , khí hậu mát quanh năm, nhiều đồng cỏ thuận tiện để chăn nuôi trâu bò (cao nguyên Lâm Đồng, Kon Tum).
- Tình hình phát triển (Năm 2005)
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm ưu thế về đàn trâu với 1679,5 nghìn con, chiếm 57,5% đàn trâu cả nước. Đàn bò cũng có số lượng khá với 899,8 nghìn con, chiếm 16,2% cả nước.
+ Tây Nguyên chiếm ưu thế về đàn bò với 616,9 nghìn con, chiếm 11,1% số lượng đàn bò cả nước. Đàn trâu ở đây khiêm tốn hơn chỉ có 71,9 nghìn con, chiếm 2,46% cả nước.
- Giải thích
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có ưu thế về chăn nuôi trâu, vì trâu thích nghi với khí hậu ẩm, chịu rét giỏi hơn bò.
+ Tây nguyên thích hợp với đàn bò vì khí hậu ở đây ấm hơn, bò lại thích nghi dễ với kiểu khí hậu nóng, có mùa khô kéo dài 4-5 tháng.



Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top