Bài 46: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng:THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
*Đồng bằng sông Hồng có hàng loạt thế mạnh cả về tự nhiên và kinh tế xã hội
- Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ và Biển Đông nên có nhiều thuận lợi cho việc phát triển KT-XH
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất đai: tài nguyên quan trọng hàng đầu, nhìn chung là màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
+ Tài nguyên nước: dồi dào, chất lượng tốt.
+ Biển: đường bờ biển dài, lợi thế về hải sản, giao thông và du lịch biển.
+ Khoáng sản: không giàu, có một vài loại như đá vôi, đất sét cao lanh, than nâu và dầu khí.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động đồi dào và chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm, trong thâm
canh lúa nước, tiểu thủ công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước.
+ CSVC ngày càng hoàn thiện: mạng lưới đô thị với hai trung tâm KT-XH lớn.
+ Di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống
2. Các hạn chế chủ yếu của vùng:
- Đông dân, dân số trẻ:
+ Đông dân (năm 2006 18,2 triệu người), mật độ cao nhất cả nước.
+ Khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm và sức ép lên tài nguyên môi trường. - Tự nhiên:
+ Thiên tai: Lụt, hạn hán.
+ Sự suy thoái của một số loại tài nguyên thiên nhiên.
+ Thiếu nguyên liệu cho công nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính:
- Thực trạng:
+ Giảm nhanh tỉ trọng KVI, tăng nhanh tỉ trọng KVIII, KVII tăng nhưng tăng chậm.
+ Tuy nhiên ở một số địa phương chuyển dịch còn chậm.
- Các định hướng chính:
+ Chuyển dich cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở ĐBSH.
+ Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành nhưng chú trọng CNH và phát triển dịch vụ.
Sưu tầm