Địa lý 12 NC - Bài 19: Tìm hiểu biến động rừng ở nước ta, nguyên nhân suy giảm và hậu quả

Bút Việt

New member
Xu
0
[FONT=&quot]Bài 19: TÌM HIỂU BIẾN ĐỘNG RỪNG Ở NƯỚC TA,[/FONT][FONT=&quot]

NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM VÀ HẬU QUẢ[/FONT]
[FONT=&quot]1. Tìm hiểu biến động diện tích rừng[/FONT][FONT=&quot]
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.[/FONT]View attachment 3386
[FONT=&quot]b. Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích các loại rừng[/FONT][FONT=&quot]
- Rừng tự nhiên
+ Năm 1943, rừng tự nhiên nước ta chiếm 14,3 triệu ha, đạt tỉ lệ che phủ 43,5% diện cả nước.
+ Năm 1983, rừng tự nhiên chỉ còn 6,8 triệu ha; giảm hơn 1/2 sau 40 năm.
+ Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng suy kiệt này: dân số ngày càng đông và tăng nhanh nên nhu cầu củi, gỗ xây dựng và gỗ xuất khẩu lớn ; nhu cầu đất ở, đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản lớn, nhất là các vùng đất kinh tế mới ; nạn cháy rừng, hoá chất khai quang thời chiến tranh, phương thức đốt rừng làm rẫy.
+ Từ năm 1983 đến nay, diện tích rừng tự nhiên đã từng bước tái sinh, hồi phục : năm 2006, diện tích rừng tự nhiên đạt 10,4 triệu ha, gần bằng diện tích rừng của 30 năm trước đó.
+ Sự phục hồi, tái sinh của rừng tự nhiên chủ yếu nhờ vào các biện pháp tổ chức, khai thác và bảo vệ rừng của Nhà nước, ý thức của nhân dân được nâng cao.
- Rừng trồng
+ Trước năm 1976, diện tích rừng trồng không đáng kể với 0,1 triệu ha.
+ Từ năm 1983, diện tích rừng trồng tăng liên tục; đặc biệt từ 1995 đến nay, tốc độ trồng rừng tăng nhanh; tăng 1,5 triệu ha trong 11 năm, tính bình quân mỗi năm tăng hơn136 nghìn ha.
+ Diện tích rừng trồng tăng nhanh nhờ phong trào trồng rừng phát triển mạnh gần đây ở nhiều địa phương và kế hoạch trồng 5 triệu ha rừng của ngành lâm nghiệp.
- Nhờ diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng tăng nhanh nên tổng diện tích rừng cả nước hiện nay đã vượt qua tổng diện tích năm 1976, đạt 12,9 triệu ha với tỉ lệ che phủ 39,2% cả nước.
- Tuy tổng diện tích rừng đã hồi phục, tỉ lệ che phủ đã được cải thiện nhưng chất lượng rừng không còn như trước vì sinh khối rừng đã giảm, chất lượng rừng kém do đa số là loại rừng thứ sinh, rừng trồng, chủ yếu là loại cây gỗ mềm dùng che phủ và làm nguyên liệu giấy.

2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng và hậu quả.

Sơ đồ biểu hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân suy giảm rừng và hậu quả
[/FONT]View attachment 3387

--Sưu Tầm--
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top