Địa lý 10 NC - Bài 9: Thuyết kiến tạo mảng, vật liệu cấu tạo Trái Đất

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 9. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG, VẬT LIỆU CẤU TẠO TRÁI ĐẤT




I) Thuyết kiến tạo mảng.
* Thuyết trôi lục địa:Trước đây TĐ đã có lúc là một lục địa duy nhâtsau bị gãy vỡ , nứt ra…
Giả thuyết dựa trên hình thái, địa chất, di tích hoá thạch.
* Thuyết kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa và Đaị Dương/ bề mặt TĐ được xác định dựa trên các thuyết về lục địa trôi và sự tách rãn đáy ĐD.
- Theo thuyết kiến tạo mảng vỏ TĐ trong quá trình hình thành đã bị biến dạng do gãy vỡ tách ra thành một số đơn vị kiến tạo gọi là mảng kiến tạo.

*Nôi dung thuyết kiến tạo mảng:

- Thạch quyển gồm7 mảng kiến tạo lớn và 1 số mảng kiến tạo nhỏ (kể tên)
- Mỗi mảng kiến tạo này bao gồm cả phần lục địa và phần Đai dương trừ mảngTBD chỉ có phần Đại dương .
- Các mảng liến tạo nhẹ, nổi lên trên 1 lớp v.c quánh dẻo thuộc phần trên của lớp Manti.
- Chúng không đứng yên mà di chuyển trên lớp quánh dẻo này.
- Nguyên nhân
:
- Do hoạt động của các dòng đối lưu v.c quánh dẻo đậm đặc và có tđộao trong tầng Manti trên.
- Trong khi di chuyển các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc:
+) Tiếp xúc tách rãn
: Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn mắc ma sẽ trào lên tạo ra các dãy núi ngầm kèm theo hiện tượng động đất núi lửa….
+) Tiếp xúc dồn ép
ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép dồn lại và nhô lên hình thành các dãy núi cao ở lục địa, vực biển sâu ở ĐD sinh ra động đất núi lửa…
=>KL: Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ TĐ thường có các h/đ kiến tạo xảy ra, kèm theo là hiện tượng động đất núi lửa

II) Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

1.Khoáng vật

- K/n: Khoáng vật là những đơn chất hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả hoạt động của những quá trình lí hoá khác nhau xảy ra trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt Trái Đất.

2.Đá

- K/n: Đá là tập hợp có quy luật của một hay nhiều laọi khoáng vật, chiếm phần chủ yếu trong cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Đá được chia làm 3 nhóm:
+) Mắc ma: Hình thành do khối dung nham nguội lạnh, rất cứng.
+) Trầm tích: Hình thành do lăng tụ , nén chặt vật liệu vụn nhỏ, xác hoá thạch, phân lớp, dẻo.
+) Biến chất: Do đá Mắc ma, trầm tích bị biến đổi về thành phần háo học cấu trúc tạo thành.



Sưu tầm
 
Bài tâp - Thuyết kiến tạo mảng, vật liệu cấu tạo Trái Đất

BÀI TẬP THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG - VẬT LIỆU TRÁI ĐẤT


Câu 1
: Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở công trình nghiên cứu của:
a. Ôttô Xmit
b. Căng và Laplat
c. Vêghene
d. a và c đúng

Câu 2: Theo “thuyết trôi lục địa” thì:
a. Trái Đất đã có lúc là một đại lục duy nhất
b. Các lục địa, quần đảo, đảo… ngày nay là bộ phận của một lục địa khổng lồ trước kia
c. Các bộ phận lục địa đã có thời kì trôi dạt ở vị trí khác chứ không giống như hiện nay
d. Tất cả các ý trên

Câu 3: Theo thuyết kiến tạo mảng, dãy Himalaya được hình thanh do:
a. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương
b. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á
c. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á
d. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á

Câu 4: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng:
a. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm
b. Động đất, núi lửa
c. Bão lũ
d. ý a và b đúng

Câu 5: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí:
a. Trung tâm các lục địa
b. Ngoài khơi đại dương
c. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo
d. Tất cả các ý trên

Câu 6: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
a. Khoáng vật là những đơn chất hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên
b. Khoáng vật hình thành do kết quả hoạt động của những qua trình lí – hoá khác nhau
c. Tất cả các khoáng vật đều ở trạng thái rắn
d. Có cả khoáng vật đơn chất và hợp chất

Câu 7: Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào:
a. Nguồn gốc hình thành của đá
b. Tính chất hoá học của đa
c. Tính chất vật lí của đá
d. Tuổi của đá

Câu 8: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
a. Đá mắc ma được thành tạo do kết quả nguội lạnh của khối vật chất nóng chảy có nguồn gốc trong lòng Trái Đất
b. Các vật chất cấu tạo nên đá mắc ma chủ yếu có nguồn gốc từ vỏ Trái Đất
c. Đá mắc ma có nhiều loại đá cứng
d. Đá granit, đá badan là những loại đá mắc ma phổ biến

Câu 9: Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ:
a. Sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi… và xác sinh vật
b. Sự nén chặt của các vận động kiến tạo đối với các vật liệu có kích thước lớn như các khối núi, các đảo…
c. Hoạt động của núi lửa
d. ý a và b đúng

Câu 10: Đặc điểm nổi bật của đá trầm tích so với hai nhóm đá còn lại:
a. Có tỉ trọng nhẹ hơn nhiều
b. Có chứa hoá thạch và có sự phân lớp
c. Chỉ phân bố ở vùng nhiệt đới
d. Có giá trị kinh tế cao

Các bạn đưa câu trả lời nào
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top