• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lý 10 NC - Bài 45: Địa lí các ngành công nghiệp

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 45. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP




I. Ngành công nghiệp năng lượng.
- Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia, các ngành công nghiệp hiện đại chỉ phát triển được trên cơ sở tồn tại ngành năng lượng.
1. Công nghiệp khai thác than.

- Nguồn năng lượng truyền thống cơ bản.
- Nguồn nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, than cốc hoá.
- Nguồn nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo…
- Trữ lượng: 4/5 ở Hoa Kì, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Ấn Độ…
- Sản lượng: nhìn chung có xu hướng tăng, khoảng 5 tỉ tấn/năm.
- Phân bố ở các nước có trữ lượng lớn.

2. Công nghiệp khai thác dầu mỏ.

- Vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới, được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia. Dầu mỏ là nhiên liệu, nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá chất.
- Gần 80% trữ lượng tập trung: Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á.
- Sản lượng: 3,8 tỉ tấn/năm.

3. Công nghiệp điện lực.

- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật và đáp ứng đời sống văn hoá, văn minh của con người.
- Cơ cấu: nhiệt điện (64% SL điện TG), thuỷ điện (18% SL điện TG), điện nguyên tử, Tuabin khí…
- Sản lượng điện: khoảng 15000 tỉ kwh.
- Phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển, như Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Bang Nga.
- Những nước có nền kinh tế phát triển thì chú trọng xây dựng nhà máy điện nguyên tử: Hoa Kì, Pháp, LB Nga, Nhật Bản…

II. Công nghiệp luyện kim.

1. Luyện kim đen.

a. Vai trò.

- Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất.
- Là nguyên liệu cơ bản cho công nghiệp cơ khí, gia công kim loại.
- Hỗu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành luyện kim đen.
b. Tình hình sản xuất và phân bố.

- Trữ lượng và sản xuất khai thác quặng sắt lớn là ở: Hoa Kỳ, Canada, Braxin, Trung Quốc , Ấn Độ, LB Nga…
- Sản xuất thép tập trung ở các nước phát triển như Hoa Kì, Nhật Bản, Pháp … (Nhật Bản không có quặng sắt nhưng luyện kim đen đứng hàng đầu thế giới nhờ nguồn quặng sắt nhập khẩu).

2. Luyện kim màu.

a. Vai trò.

- Sản phẩm là những kim loại không chứa chất sắt, chia làm 4 nhóm chnhs.
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế tạo máy hoá chất và nhiều ngành kinh tế khác.
b. Tình hình sản xuất và phân bố.

- Nhóm các nước đang phát triển giàu quặng kim loại mầu: Ghinê, Chilê, Pêru…
- Nhóm sản xuất quặng tinh tập trung ở các nước phát triển.
- Sản xuất nhôm: Hoa Kì, lb Nga, Canada, Trung Quốc, Ô xtrâylia.
- Sản xuất đồng: Chilê, Hoa Kì, LB Nga..

III. Công nghiệp cơ khí.

1. Vai trò.

- Đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật, nâng cao năn suất lao động, cải thiện điều kiện sống cho con người.

2. Đặc điểm.

- Chia làm 4 phân ngành:
+ Cơ khí thiết bị toàn bộ.
+ Cơ khí máy công cụ.
+ Cơ khí hàng tiêu dùng.
+ Cơ khí chính xác.
- Các nước phát triển: đi đầu về trình độ công nghệ.
- Các nước đang phát triển: sửa chữa lắp ráp.

IV. Công nghiệp điện tử - tin học.

1. Vai trò.

- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của mọi quốc gia.

2. Tình hình sản xuất và phân bố.

- Không cần diện tích rộng, không cần tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, nhưng yêu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao.
- Có 4 nhóm sản phẩm (bảng phụ lục).
- Phân bố: Đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU

V. Công nghiệp hoá chất

1. Vai trò.

- Tạo ra nhiều sản phẩm mới ko có trong tự nhiên
- Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong SX và đời sống
- Tận dụng phế liệu của ngành khác để tạo ra SP

2. Tình hình sản xuất và phân bố.

-Ngành hoá chất cơ bản: Axít vô cơ, muối, kiềm, clo dùng trong các ngành công nghiệp nhất là CN dệt; Phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, các chất tẩy rửa…
- Ngành hoá chất tổng hợp hửu cơ: Sợi hoá học, chất dẻo, nhựa PVC, cao su tổng hợp, săm lốp, chất thơm, phim ảnh…
- Ngành hoá dầu: Hoá lọc dầu từ dầu thô để lấy xăng, dầu hoả, dầu bôi trơn, dược phẩm, mĩ phẩm…
*Phân bố: nhiều ở các nước phát triển như: Nhật Bản, Hoa Kì, Anh, LB Nga, CHLB Đức, Pháp…

VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

1. Vai trò.

-
Phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân ta
- Giải quyết nhìu việc làm cho ng` lao động

2. Đặc điểm.

- Sản phẩm đa dạng, phức tạp về trình độ kỉ thuật
- Sử dụng nguồn nguyên liệu từ NN, LN, Ngư nghiệp…
- Cần nhìu lao động, thị trường tiu thụ rộng
- Cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, quy trình SX đơn giản…
- Phát huy được mọi thành phần KT, nhìu hình thức, quy mô và công nghệ thích hợp.
- Cơ cấu ngành gồm:
dệt may, da giày, nhựa, sành sứa thuỷ tinh…
- Dệt may:
là ngành quan trọng, giải quyết nhìu việc làm, thúc đẩy NN và các ngành CN khác phát triển, có thị trường tiu thụ rộng như EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ, LB Nga, Đông Âu…

VII. Công nghiệp thực phẩm

1. Vai trò.

- Đáp ứng nhu cầu hàng ngày về ăn uống cho con người
- Làm tăng giá trị sản phẩm NN, tạo khả năng xuất khẩu, cải thiện đời sống…

2. Tình hình sản xuất và phân bố.

- Đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh
- Phân bố thường ở nơi nguồn nguyên liệu và tiu thụ
- Cơ cấu ngành:

+Chế biến sp từ trồng trọt: xay xát, đường, đồ hộp, rau, quả, rượu bia, thuốc lá…
+Chế biến sp chăn nuôi: sữa, thịt hộp…
+Chế biến thuỷ hải sản: muối, nước chấm, hải sản khô, đông lạnh…


Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top