• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lý 10 NC - Bài 34: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 34. PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ




I) Phân bố dân cư
1) Khái niệm
: Phân bố dân cư là sự xắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tụ giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
- Mật độ dân số: là số dân sinh sống, cư trú trên một đơn vị diện tích M=D/S (người/km2)
- Trong đó:
D: Số dân; S: Diện tích lãnh thổ.

2) Đặc điểm.

a) Phân bố dân cư không đều trong không gian.

- Mật độ dân số trung bình trên TG (2005) là 48 người/km2.
- Các khu vực tập trung đông dân cư như: Tây Âu, Nam Âu, caribê, Nam á, ĐNA…
- Các khu vực thưa dân là: Châu Đại Dương, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Trung, Bắc Phi..
b) Phân bố dân cư biến động theo thời gian

- Tỉ trọng phân bố dân cư theo các Châu lục thời kì 1650-2005 có sự thay đổi.

3) Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.

- Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản….
- Các nhân tố KTXH: Phương thức Sx, trình độ phát triển của lực lượng SX, tính chất của nền kinh tế…

II) Các loại hình quần cư

1) Khái niệm:
Quần cư là một tập hợp của tất cả các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.
- ĐKTN và KTXH ảnh hưởng quyết định đến sự xuất hiện và phát triển các điểm dân cư.

2) Phân loại và đặc điểm.

- Căn cứ vào chức năng, mức độ tập trung dân cư, kiến trúc quy hoạch…"có 2 loại hình quần cư:
+) Quần cư nông thôn: Chức năng sản xuất nông nghiệp, phân tán trong không gian.
+) Quần cư thành thị: Chức năng sản xuất nông nghiệp, quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao.

III) Đô thị hóa

1) Khái niệm
: Đô thị hóa là một quá trình KTXH mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2) Đặc điểm.

a) Dân thành thị có xu hướng tăng nhanh từ 13,6% (1990) lên 48% (2005). Nguyên nhân do CNH- HĐH" đô thị hóa nhanh. Tuy nhiên một số nước do gia tăng dân số.
b) Dân cư tập trung ở các thành phố lớn và cực lớn.
c) Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

3) Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KTXH và môi trường.

a) Tích cực.

- Đô thị hóa xuất phát từ CNH"đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động.
- Thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.
b) Tiêu cực.

- Nếu đô thi hóa ko xuất phát từ CNH, ko phù hợp, cân đối với quá trình CNH " nông thôn sẽ mất đi một phần lớn nhân lực, thành phố thiếu việc làm, thất nghiệp" vấn đề nhà ở, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn XH…



Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top