Bài 30. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
I) Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới.
1) Dân số thế giới.
- Năm 2005 dân số thế giới là: 6477 triệu người trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Quy mô dân số giữa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau.
2) Tình hình phát triển dân số trên thế giới.
- Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số TG ngày càng lớn và tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh.
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và dân số TG tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
VD: Từ 1804-1927: 123 năm (tăng 1 tỉ người). Từ 1987- 1999: 12 năm (tăng 1 tỉ người)
II) Gia tăng dân số .
1) Gia tăng tự nhiên
- Sự biến động dân số TG tăng lên hay giảm đi là do hai nhân tố chủ yếu quyết định: Sinh đẻ và tử vong.
a) Tỉ suất sinh thô.
- Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm. (Đơn vị %0 ).
- Tỉ suất sinh thô / toàn TG có xu hướng giảm mạnh: 1950-1955: 36%0; 2004- 2005: 21%0.
- Ở các nước phát triển tỉ suất sinh thô giảm mạnh hơn ở các nước đang phát triển.VD:
+)Yếu tố ảnh hưởng:
- Tự nhiên, sinh học.
- Phong tục tập quán, tâm sinh lí xã hội.
- Trình độ phát triển KTXH.
- Chính sách phát triển dân số từng nước.
b) Tỉ suất tử thô.
- Là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bìnhcùng thời điểm. Đơn vị: %0.
- Tỉ suất tử thô/ toàn TG có xu hướng giảm rõ rệt: 1950-1955: 25%0.
2004- 2005: 9%0.
- Ở các nước đang phát triển tỉ suất tử thô giảm mạnh hơn ở các nước phát triển.VD:
+)Yếu tố ảnh hưởng:
- Trình độ phát triển KTXH( chiến tranh, đói kém, bệnh tật…) và các thiên tai: Động đất, núi lửa, hạn hán, luc lụt….
c) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.(%) .
- 4 nhóm nước có tỉ suất gia tăng tự nhiên khác nhau:
- Gia tăng tự nhiên =< 0: LBN, và 1 số quốc gia ở Đông Âu.
- Gia tăng tự nhiên chậm 0,1-0,9: Các quốc gia ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Ôxtrâylia…
- Gia tăng tự nhiên trung bình 1-1,9: TQ, ấn độ, VN, Braxin….
- Gia tăng tự nhiên nhanh > 2%: Các quốc gia ở Châu Phi.
- Tỉ suât gia tăng tụ nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
d) Ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân số đối với sự phát triển KTXH .
2) Gia tăng cơ học
- Gia tăng cơ học là sự chệnh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Nguyên nhân:
- Do các luồng di dân theo chính sách của nhà nước như đưa dân cư đi xây dựng vùng kinh tế mới, xây dựng các khu CN, nhà máy, công trình giao thông , thủy điện….
- Do tự phát.
3) Gia tăng dân số
- Gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. Đơn vị: %
Sưu tầm