Bài 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG. ỨNG DỤNG
CỦA VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ
I) Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
1) Trong học tập
- Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
- Thông qua bản đồ:
+) Quy mô hình dạng các nước, các châu lục.
+) Sự phân bố dân cư, trung tâm công nghiệp, núi, sông…
+) Vị trí địa lí của đối tượng.
=>Cuốn sách thứ 2 trong học tập địa lí.
2) Trong đời sống
- Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
+) Bảng chỉ đường.
+) Dự báo thời tiết.
+) Quân sự.
+) Sản xuất: Công nghiệp, Nông nghiệp, GTVT….
II) Sử dụng bản đồ, átlát trong học tập
1) Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập Địa lí trên cơ sở bản đồ.
a) Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập).
b) Đọc BĐ phải tìm hiểu tỉ lệ BĐ và kí hiệu trên BĐ.
c) Xác định phương hướng trên BĐ.
d) Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố/ BĐ, átlát.
III) ứng dụng của viễn thám và hệ thống thông tin địa lí
1)Viễn thám
-K/n: Viến thám có nghĩa là khoa học và công nghệ hiện đại để thu thập thông tin về các đối tượng hay môi trường từ xa.
- Ý nghĩa của viễn thám: Các ảnh vệ tinh được sử dụng rộng rãi trong nhiều mục đích n.c khác đặc biệt trong lĩnh vực quản lí môi trường.
2) Hệ thống thông tin địa lí
- K/n: Là hệ thống thông tin đa dụng dùng để lưu trữ, xử lí, phân tích….
- Ý nghĩa: Giúp theo dõi quản lí môi trường.
- Giúp đưa ra hoặc điều chỉnh các phương án quy hoạch
- Giúp quản lí khách hàng , hệ thống Sx, dvụ.
- Ứng dụng trong giáo dục
Chúc các bạn học tập thú vị!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: