Bài 25. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
I) Sinh quyển
- K/n: Sinh quyển là một quyển của TĐ trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống gồm thực vật, động vật, vi sinh vật.
- Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc giới hạn phân bố của sinh vật.
- Giới hạn trên là nơi tiếp giáp tầng Ôdôn của khí quyển (22- 25km)
- Giới hạn dưới: Xuống tận đáy ĐD sâu nhất đến 11 km, ở lục địa xuống tận dưới đáy của lớp vỏ phong hoá khoảng 60m
"Giới hạn của sinh quyển gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển , lớp phủ thổ nhưỡng, lơp vỏ phong hoá.
- Sinh vật ko phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chôangr phía trên và phía dưới bề mặt đất.
II) Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
1) Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của SV. Nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. VD:
- Nước và độ ẩm: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi là môi trường tốt cho SV phát triển. Trái lại ở những hoang mạc khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ở đó.
- Ánh sáng: ảnh hưởng nmạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.
2) Đất
- Các đặc tính lí hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
3) Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật vùng núi.
- Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt và ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật khác nhau.
4) Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.
- Động vật và thực vật có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ vì: Thực vật là nơi cư trú của động vật. Thực vật là thức ăn của động vật nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.
- Sinh vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật. Nơi có thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
5) Con người
- Ảnh hưởng lớn đến sự phân bố sinh vật (mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật)
- Con người còn ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật: Con người lai tạo nhiều giống sinh vật mới. Con người chăm sóc, có những biện pháp kích thích sinh vật tăng trưởng nhanh.
Sưu tầm