Địa lý 10 NC - Bài 24: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 24. THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG



I) Thổ nhưỡng
1) Khái niệm:

- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở /bmặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì.
- Thổ nhưỡng quyển (lớp phủ thổ nhưỡng) là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm trên bề mặt lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.

2) Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.

- Thành phần: Chất khoáng chiếm tỉ lệ lớn gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
- Chất hữu cơ tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.
- Nước và không khí tồn tại trong các khe hổng của các hạt khoáng.
- Đặc trưng: Đất đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt và các chất khí cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Nếu đất tốt độ phì cao, thực vật sinh trưởng thuận lợi. Nếu đất xấu, độ phì kém thực vật sẽ sinh trưởng khó khăn.
- Độ phì cao hay thấp thuỳ thuộc vào nhiều điều kiện nhưng vai trò của con người trong việc canh tác là rất quan trọng.

II) Các nhân tố hình thành đất

1) Đá mẹ

- Là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc.
- Vai trò:
Đá mẹ ===[nhiệt độ,P]===> đá con ===[H2O]===> đất ===[H/Đ con người]===> đất trồng.
- Như vậy đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến tính chất của đất.
+) Khoáng vật là những dưỡng chất hoặc hợp chất hoá học có trong thiên nhiên , xuất hiện do kết quả hoạt động của những quá trình lí hoá khác nhau xảy ra trong vỏ TĐ hoặc trên bề mặt TĐ.
T˚,ẩm, áp suất
+) Thành phần cơ giới: Đá vụn, sỏi, cát, bụi, limon, sét, keo.

2) Khí hậu

- Trực tiếp:
Đá mẹ ===[ nhiệt độ, ẩm, áp suất]===> Đá con ===[ Nước, SV sơ đẳng, VSV]===>đất. Nhiệt, ẩm tiếp tục ảnh hưởng đến sự hoà tan, rửa trôi các vật chất trong các tầng đất.
- Gián tiếp:
Thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế sói mòn đất, cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

3) Sinh vật:

- Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
+) Thực vật:
Lá cây rụng phân huỷ vật chất hữu cơ, rễ thực vật lan rộng làm đất tơi xốp còn góp phần phá huỷ đá thành đất.
+) Vi sinh vật:
Phân giải xác thực vật, động vật tổng hợp thành mùn.
+) Mối, kiến, giun, dế…làm máy cày cho đất tơi xốp.

4) Địa hình

- Vùng núi cao: Nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đất đá xảy ra chậm chạp "quá trình hình thành đất yếu.
- Địa hình dốc đất dễ bị sói mòn, tầng đất mỏng.
- Nơi bằng phẳng: Quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất thường dày và giầu chất dinh dưỡng.

5) Thời gian

- Thời gian hình thành đất là tuổi đất. Tuổi đất biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn. Mặt khác nó còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

6) Con người

- Hoạt động của con người có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất.
+) Tích cực: Việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc làm cho đất giàu chất hữu cơ tăng độ phì, giảm sói mòn…
+) Việc bón phân hữu cơ, ythau chau rửa mặn làm cho đất tốt hơn.
+) Trồng cây trên cát.
- Hạn chế:

+) Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy, lối sông du canh du cư"đất bị sói mòn.
+) Việc lạm dung phân bón hoá hoc trong quá trình SX làm đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+) Chôn vùi rác thải CN, y tế, sinh hoạt, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm ô nhiễm môi trường đất.



Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top