Bài 19. THUỶ QUYỂN. TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT. NƯỚC NGẦM. HỒ
I) Thuỷ quyển
1) K.n : Thuỷ quyển là lớp nước trên TĐ bao gồm nước trong các biển, ĐD, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
II) Vòng tuần hoàn của nước trên TĐ.
Nước trên TĐ tham gia 2 vòng tuần hoàn.
+) Vòng tuần hoàn nhỏ:
- Nước biển và ĐD bốc hơi sẽ tạo thành mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển.
+) Vòng tuần hoàn lớn:
- Nước biển và ĐD bốc hơi tạo thành mây. Gió đưa mây vào đất liền gặp lạnh tạo thành mưa ở những vùng đồi thấp và tuyết rơi ở núi cao. Cả mưa và tuyết tan đều chảy theo sông và dòng nước ngầm đổ ra biển. (Có vòng tuần hoàn nhỏ mới có vòng tuần hoàn lớn)
III) Nước ngầm
1) Nguồn gốc: Tuyệt đại bộ phận do nước trên mặt đất thấm xuống.
2) Điều kiện:
- Nước ngầm phụ thuộc vào:
- Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nước.
+Địa hình
+Cấu tạo của đá
+Lớp phủ thực vật
3) Ý nghĩa: Phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
IV) HỒ
1) Phân loại
*Dựa vào nguồn gốc hình thành
- Hồ móng ngựa.
- Hồ băng hà
- Hồ núi lửa
- Hồ kiến tạo
- Hồ gió (ở hoang mạc)
*Dựa vào tính chất của nước:
- Hồ nước mặn
- Hồ nước ngọt
2) Quá trình phát triển: Trong quá trình phát triển hồ sẽ cạn dần và biến thành đầm lầy.
Sưu tầm