Bài 17. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA. SỰ PHÂN BỐ MƯA
I) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
1) Khí áp
- Khu vực áp thấp thường xuyên mưa nhiều vì khu áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ gây mưa.
- Khu vực áp cao mưa ít hoặc ko mưa vì ko khí ẩm ko bốc lên được, chỉ có gió thổi đi ko có gió thổi đến.
2) Frông
- Miền có Frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều đó là mưa Frông hoặc mưa dải hội tụ.
Do sự tranh chấp giữa khối ko khí nóng và ko khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí gây mưa.
3) Gió
- Gió Tây ôn Đới mưa nhiều vì mang hơi nước từ biển di chuyển vào gây mưa ở ven các lục địa như Tây âu, sườn tây của các hệ thống núi ven bờ Chilê…
- Miền có gió mùa mưa nhiều do gió mùa mùa hạ mang hơi nước từ ĐD vào.
- Miền có gió mậu dịch mưa ít do t/c của gió này khô.
4) Dòng biển.
- Ở ven đại dương: Những nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều.
Những nơi có dòng biển lạnh đi qua khó mưa.
5) Địa hình.
- Không khí ẩm c/đ gặp địa hình cao như ngọn núi, đồi…mưa nhiều.
- Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
II) Sự phân bố lượng mưa/ TĐ.
Lượng mưa /TĐ phân bố ko đều.
1) Lượng mưa/ TĐ phân bố ko đều theo vĩ độ.
- Khu vực XĐ mưa nhiều nhất do tđộao, áp thấp, nhiều đại dương và rừng XĐ ẩmướt, sự thăng lên mạnh mẽ của không khí, nước bốc hơi mạnh.
- Khu vực 2 chí tuyến mưa ít do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.
-K/vực Ôn đới mưa TB, khí áp thấp có gió Tây Ôn đới từ biển thổi vào.
- K/vực 2 cực mưa ít nhất do khí áp cao, k/khí lạnh nước k bốc hơi lên đc.
2) Lượng mưa phân bố ko đều do ảnh hưởng của đại dương.
- Ở mỗi đới từ Tây sang đông có sự phân bố mưa ko đều.
- Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình và dòng biển nóng hay lạnh chảy ven bờ…
Sưu tầm