Địa lý 10 NC - Bài 12: Thực hành. NX sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ trên bản đồ

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 12. Thực hành:
NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT,
NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ




1) Mục đích yêu cầu
- Xác định trên bản đồ các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.
- Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ.
- Mối quan hệ giữa các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.

2) Nhắc lại một số kiến thức cũ.

- Động đất:
Là hiện tượng chấn động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ TĐ. Động đất có thể có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chính là do tác nhân nội lực trong lòng TĐ (được phân ra thành 9 cấp - thang Ríchte). Những khu vực động đất lớn trên thế giới là những khu vực nằm ở chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo, nơi có những vận động kiến tạo lớn xảy ra.
- Núi lửa:
thường có dạng hình nón, đỉnh thường có miệng trũng ở đó thường xuyên hoặc định kì phun ra các chất khí, tro, bụi, đá, dung nham…hoặc trào ra ở các khe nứt gọi là miệng phun.
+Phân ra 2 loại:

.Đang hoạt động (còn hoạt động trong thời gian gần đây)
.Đã tắt (ko còn hoạt động)
- Những núi lửa ngầm dưới đại dương khi phun tạo thành các đảo núi lửa.
- Núi trẻ:
Núi mới được hình thành trong thời gian ngắn (so với tuổi của Trái đất), đinht nhọn, sườn dốc ít chịu ảnh hưởng của ngoại lực
- Sóng thần:
Sóng cao dữ dội do hiện tượng động đất hoặc núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương gây ra.
sóng thần cao khoảng 20- 40m, tốc độ 400- 800km/h có sức tàn phá lớn. Hay xảy ra ở vùng TBD và Ấn Độ Dương chiếm 80% trận động đất của TG.
- Hiện nay / TG có khoảng 500 ngọn núi lửa đang hoạt động và 400 ngọn núi lửa đã tắt.

3) Nội dung thực hành.

a) Xác định các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.

- Sự phân bố của động đất núi lửa theo khu vực tập trung thành một số vùng lớn. Hoạt động động đất gắn liền với núi lửa và trùng với những miền kiến tạo lớn của TĐ (3 vành đai)
+) Vành đai TBD: Chiếm 80% các trận động đất của TG chia làm 2 nhánh.
Nhánh 1:
Alaxca (Bắc Mĩ) chạy dọc theo bờ Tây Châu Mĩ"phía nam (Chi Lê)
Nhánh 2:
Đông Bắc Á (Liên Bang Nga)"Nhật Bản "Inđônêxia.
+) Vành đai giữa Đại Tây Dương: Sống núi ngầm giữa ĐTD.
+) Vành đai Địa Trung Hải xuyên Châu Á bắt đầu từ Gibranta"khu vực ĐTH (Bắc phi và Nam Âu) sau đó chia thành 2 nhánh:
+) Nhánh đi về Đông Bắc lên Bai Can và đi về phía bắc TQuốc.
+) Nhánh đi về Đông Nam qua Himmalaya, Mianma, Malaixia, Inđônêxia.
- Núi lửa

+) Rìa phía đông giáp TBD của lục địa Á Âu, ĐNA (vành đai lửa TBD)
+) Tây á, Nam Âu (ĐTH)
+) Rìa phía Tây của Châu Mĩ, khu vực Đông phi.
- Núi trẻ:
Dãy Himmalaya,dãy Coocđie, Anđét.
b) Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ.

- Có sự trùng lặp về vị trí các vùng có nhiều động đất núi lửa, các vùng núi trẻ. Núi lửa thường tập trung thành một số vùng lớn trùng với những miền động đất tạo núi và trùng với những đường kiến tạo lớn của vỏ TĐ.
- Chúng được phân bố ở những vùng bất ổn của vỏ TĐ (ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo)
c) Mối liên hệ giữa các vành đai động đất núi lửa các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.

- Nhìn chung ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo bao giờ cúng có hoạt động kiến tạo xảy ra đồng thời đó là những vùng bất ổn của vỏ TĐ, thường xuyên sinh ra các hoạt động động đất núi lửa.



Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top