Bài 1. CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN.
PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ
I. Phép chiếu hình bản đồ.
* Định nghĩa bản đồ: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mp, trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng ĐLTN, KT-XH và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ.
* Khái niệm phép chiếu hình bản đồ.
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của TĐ lên mp sao cho mỗi điểm trên mặt cong ứng với mỗi điểm trên mp.
Các phép chiếu hình bản đồ: 3 phép chiếu:
- Phép chiếu phương vị.
- Phép chiếu hình nón.
- Phép chiếu hình trụ.
1) Phép chiếu phương vị
- K/n: Là phương pháp thể hiện mạng lưới KT,VT của mặt cầu lên mp.
Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với địa cầu mà có các phép chiếu phương vị khác nhau.
a) Phép chiếu phương vị đứng
* Cách chiếu: Cho mặt chiếu tiếp xúc với cực của địa cầu sao cho trục của địa cầu vuông góc với mặt chiếu.
*Đặc điểm:
- Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực.
* Khu vực chính xác: Khu vực trung tâm bản đồ gần cực.
* Dùng để vẽ bản đồ: Khu vực quanh cực.
b) Phép chiếu phương vị ngang
* Cách chiếu: Mặt phẳng tiếp xúc với Địa cầu ở một điểm bất kì.
* Đặc điểm: Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, các vĩ tuyến là những cung tròn và các kinh tuyến còn lại là những đường cong.
* Khu vực chính xác: Khu vực gần xích đạo và kinh tuyến giữa tương đối chính xác
* Dùng để vẽ:bản đồ bán cầu Đông và bán cầu Tây
c) Phép chiếu phương vị nghiêng
* Cách chiếu: Cho mặt chiếu tiếp xúc với một điểm bất kì trên Địa cầu (Trừ vùng cực và xích đạo)
*Đặc điểm: Kinh tuyến giữa là đường thẳng còn các vĩ tuyến và kinh tuyến còn lại là những đường cong.
* Khu vực chính xác: Những khu vực ở gần nơi tiếp xúc tương đối chính xác.
* Dùng để vẽ bản đồ: Những khu vực ở vĩ độ trung bình.
2) Phép chiếu hình nón
- K/n: Là cách thể hiện mạng lưới KT, VT của địa cầu lên mặt chiếu là hình nón sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra thành mp.
- 3 loại: Hình nón đứng; Hình nón ngang; Hình nón nghiêng
+) Phép chiếu hình nón đứng
* Cách chiếu: Lấy mặt chiếu là hình nón chụp lên mặt địa cầu sao cho trục của hình nón trùng với trục địa cầu.
* Đặc điểm kinh, vĩ tuyến:
- KT là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.
- Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.
* Khu vực chính xác: Chỉ có vĩ tuyến txúc giữa địa cầu và mặt nón là chính xác.
* Dùng để vẽ bản đồ: Khu vực ôn đới và kéo dài theo vĩ tuyến.
3) Phép chiếu hình trụ
- K/n: Là cách thể hiện lưới KT, VT của địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ sau đó triển khai mặt trụ ra mp.
* Các loại phép chiếu: 3 loại: Hình trụ đứng; Hình trụ ngang; Hình trụ nghiêng.
+)Phép chiếu hình trụ đứng
* Cách chiếu: Mặt chiếu là hình trụ bao quanh quả địa cầu. Vòng tròn tiếp xúc giữa Địa cầu và hình trụ là vòng xích đạo.
* Đặc điểm kinh, vĩ tuyến : Các kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau
* Khu vực chính xác: Khu vực XĐ
* Dùng để vẽ bản đồ: Bản đồ thế giới và khu vực gần xích đạo.
II) Phân loại bản đồ
1) Theo tỉ lệ
- Bản đồ tỉ lệ lớn, trên 1: 200 000
- Bản đồ tỉ lệ trung bình, từ 1: 200 000 đến
1: 1 000 000
- Bản đồ tỉ lệ nhỏ, nhỏ hơn 1: 1 000 000
2) Theo nội dung bản đồ
- Bản đồ địa lí chung.
- Bản đồ chuyên đề.
3) Theo mục đích sử dụng
- Bản đồ tra cứu.
- Bản đồ giáo khoa.
- Bản đồ quân sự…
4) Theo lãnh thổ.
- Bản đồ thế giới.
- Bản đồ bán cầu.
- Bản đồ các châu lục.
- Bản đồ các đại dương…
Chúc mọi người học tập tiến bộ!
Sưu tầm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: