Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I> NGOẠI LỰC.


Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…


II> TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC.

Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

1> Quá trình phong hóa.


a> Phong hóa lí học.

Phong hóa là quá trình phá hủy, làm thay đổi các loại đá và các khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật, quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

b>Phong hóa hóa học.

Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Nước có tác động hòa tan nhiều loại khoáng vật, trên Địa cầu, những nơi có lớp đá dễ bị hòa tan, nứt nẻ như đá vôi, thạch cao.

c> Phong hóa sinh học.

Phong hóa sinh học là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như, vi khuẩn, nấm, rễ cây.

2> Quá trình bóc mòn.

Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển, bóc mòn có các quá trình, xâm thực, thổi mòn, mài mòn….

a> Xâm thực.

Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà, xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa hình phổ biến trên bề mặt Trái đất.

b> Thổi mòn.

Xâm thực do gió còn gọi là quá trình thổi mòn, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.

c> Mài mòn.

Mài mòn là quá trình tác động của nước chảy , sóng biển, chuyển động của băng hà, mài mòn do sóng biển thường tạo nên các địa hình như hàm ếch sóng vỗ.

3> Quá trình vận chuyển.

Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác, có hai hình thức vận chuyển. Các vật liệu nhỏ, nhẹ được động năng của các ngoại lực cuốn theo. Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động rõ rệt của trọng lượng làm cho vật liệu lăn trên mặt dốc.

4> Quá trình bồi tụ.

Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy còn gọi là quá trình lắng đọng, ở Sa mạc, gió vận chuyển và tích tụ vật liệu, tạo ra các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát.

Nội và ngoại lực tác động đồng thời lên bề mặt Trái đất, những biểu hiện của chúng đối nghịch nhau.

CÂU HỎI TỰ LUẬN.

Câu 1:

Ngoại lực là gì? Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực? Tác động đến địa hình như thế nào?

Câu 2:

Bạn hãy điền các nội dung thích hợp vào bảng dưới đây cho thấy sự khác nhau giữa quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
1. Quá trình phong hóa|Quá trình bóc mòn|Quá trình vận chuyển|Quá trình bồi tụ
Là...|Là...|Là...|Là..
Gồm có..| Gồm có..|Có hai hình thức| Kết quả

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.

Câu 1:


Ngoại lực.

a> là những lực sinh ra ở bên trên bề mặt Trái đất
b> nguyên nhân chủ yếu sinh ra là do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt trời
c> tác động lên địa hình làm cho các dạng địa hình bị biến đổi
d> tất cả các ý trên đều đúng
e> ý B và C đúng.

Câu 2:

Ý nào dưới đây không đúng về phong hóa lí học?

a>là sự phá hủy đá thành những khối vụn nhưng không làm thay đổi thành phần hóa học

b>xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng…
d> có thể thấy nhiều nơi trên bề mặt Trái đất
e> thể hiện rất rõ ở các miền khí hậu nóng ẩm.

Câu 3.

Ở vùng núi và trung du Đông Bắc Bắc Bộ, kiểu phong hóa nào diễn ra mạnh nhất?

a> phong hóa lí học
b> phong hóa hóa học
c> phong hóa sinh vật.

Câu 4:

Thắng cảnh nào sau đây ở nước ta thuộc miền địa hình cacxto?

a> quần thể các đảo ở Vịnh Hạ Long
b> Tam cốc – Bích động ( Ninh Bình )
c> hồ Ba bể ( Bắc Cạn)
d> tất cả các thắng cảnh trên.


Đáp án: Câu 1e, 2d,3b,4d
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top