BÀI 22: SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
I> SỰ THAY ĐỔI TRONG PHÂN BỐ ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT.
Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất có sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao.
Nguyên nhân: Sự phát triển của sinh vật phụ thuộc nhiều vào khí hậu, vốn thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.
Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật nên sự phân bố trên các lục địa cũng thay đổi theo các chiều hướng đó.
Bảng tổng hợp về sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ ( kết quả chuẩn xác)
Đới lạnh| Cận cực lục địa|Đài nguyên| Đài nguyên
| Ôn đới lục địa lạnh| Rừng lá kim| Potdôn
| Ôn đới hải dương| Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp|Nâu và xám
Nguyên nhân là do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao.
Các vành đai thực vật và đất theo độ cao ở sườn Tây dãy Cap – pa.
2000 - 2800| Địa y và cây bụi| Đất sơ đẳng xen lẫn đá
1600 - 2000| Đồng cỏ núi| Đất đồng cỏ núi
1200 - 1600| Rừng lãnh sam| Đất pốtdôn núi|
500 - 1600| Rừng dẻ| Đất nâu
0 - 500| Rừng sồi| Đất đỏ cận nhiệt
• Nhiệt đới là vùng nóng nhất trên Trái đất, nó có phạm vi phân bố từ khoảng 50 vĩ độ Bắc và Nam đến chí tuyến. Trong nhiệt đới có thể phân ra 3 vùng nhỏ là: vùng nhiệt đới với các đồng cỏ xavan và rừng thưa, vùng nhiệt đới với các rừng lá rộng thường xanh, vùng hoang mạc và bán hoang mạc nhiệt đới.
• Vùng nhiệt đới với các đồng cỏ xavan và rừng thưa được hình thành trong điều kiện khí hậu nóng, có lượng mưa dao động từ 900 đến 1.500m. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa 2 tháng nóng nhất và lạnh nhất lên tới 14ºC. Mùa khô kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Thảm thực vật chủ yếu là loại cỏ cao nhiệt đới, lác đác có những toán cây to xòe tán, như: baobap, keo hoặc dây hình chai ở Brazil.
• Sinh thái môi trường biển và đại dương.
• Sinh vật được phân bố trong các biển và đại dương trước hết phải có khả năng thích nghi với môi trường nước mặn. Tuy nhiên, điều kiện sinh thái trong các biển và đại dương cũng không đồng nhất, mà rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: độ mặn, nhiệt độ nước, độ nông sâu, độ gần hoặc xa bờ... trong số nhân tố trên sự khác biệt thể hiện rõ nhất là các sinh vật vùng gần bờ, vùng xa bờ và vùng biển sâu.
- Vùng gần bờ.
Vùng gần bờ thường là các vùng biển nông, tương ứng với thềm lục địa, có độ sâu không quá 200m. Do tiếp giáp với thềm lục địa, nên vùng này cũng nhận được nhiều nguồn vật chất vô cơ và hữu cơ từ trong lục địa đưa ra, vì vậy nguồn dinh dưỡng cho sinh vật ở đây rất phong phú, giới sinh vật ở vùng này hết sức phong phú, cả về số lượng lẫn giống loài…
- Vùng xa bờ.
Vùng này tuy không sâu quá 200m, nhưng lại có khoảng cách xa bờ khá lớn, nước ở đây không bị vẩn đục vì phù sa, nên có nhiều ánh sáng, nhiều sinh vật nổi. Các sinh vật nổi là nguồn thức ăn của các loài cá nhỏ và theo sau cá nhỏ là những đàn cá lớn, vùng này không tiếp xúc với tầng đáy, nên cá nhỏ muốn tự vệ được phải bơi rất nhanh hoặc cơ thể phải trong suốt như thủy tinh.
- Vùng biển sâu.
Vùng biển sâu là vùng nằm dưới giới hạn của vùng được chiếu sáng do ánh sáng Mặt Trời. Trần của vùng biển sâu ở nhiệt đới thấp hơn trần của vùng biển sâu ôn đới chút ít. Khối nước của vùng này lớn nhất, chiếm tới 80% khối lượng nước Đại dương thế giới, nhiệt độ của nước khá thấp: 3-4ºC, nhưng nồng độ muối và áp suất lại rất cao. Giới sinh vật ở đây không có thực vật, mà chỉ có động vật, vì vậy các động vật cũng chủ yếu là những loài ăn thịt. Phương thức sinh sống của chúng là ăn thịt lẫn nhau, cá lớn bắt cá bé. Ở độ sâu lớn, thiếu ánh sáng, các loài cá ở đây đều mù hoặc có mắt rất to.
CÂU HỎI:
Câu 1:
Vì sao có sự phân hóa các thảm thực vật và nhóm đất theo vĩ độ?
Câu 2:
Thảm thực vật và đất đai của các khu vực nằm trên một vĩ tuyến có giống nhau hay không? Tại sao?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1:
Nhóm đất đặc trưng của rừng taiga là
a> đất đài nguyên.
b> đất đen
c> đất potdon
d> đất đỏ vàng.
Câu 2:
Nhóm đất phổ biến ở vùng đồi núi nước ta là.
a> đất đỏ vàng
b> đất xám
c> đất mùn vàng đỏ
d> đất đen.
Câu 3:
Đất đen là loại đất hình thành ở các thảo nguyên của vùng
a> ôn đới hải dương
b> ôn đới lục địa nửa khô nửa hạn
c> cận nhiệt gió mùa
d> cận nhiệt địa trung hải.
Đáp án: Câu 1c,2a,3b