ĐỊA LÝ TỈNH TUYÊN QUANG - ĐỊA LÍ TỈNH TUYÊN QUANG
Diện tích : 5.868 km2 (năm 2003)
Dân số : 726,8 nghìn người (năm 2005)
Dân số : 726,8 nghìn người (năm 2005)
Tỉnh lị : thị xã Na Hang
Mã điện thoại : 027
Biển số xe : 22
Mã điện thoại : 027
Biển số xe : 22
Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của tổ Quốc Việt Nam, có toạ độ địa lý: 21030’ đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Tổng diện tích tự nhiên 5.868 km2, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với cả nước
Dân số Tuyên Quang năm 2005 là 726,8 nghìn người, với 22 dân tộc. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 387.992 người, chiếm 53,9%; trong đó lực lượng lao động trong công nghiệp chiếm khoảng 4,2%, ngành lâm, thuỷ sản chiếm 2,6%, dịch vụ chiếm 1%.
Đơn vị hành chính gồm: Thị xã Tuyên Quang, các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương.
Khí hậu của Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm - mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.295-2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 220-230C. Độ ẩm bình quân năm là 85%.
Thủy văn: Tuyên Quang có 3 sông lớn chảy qua là: sông Lô,sông Gâm và sông Phó Đáy. Ngoài ra, Tuyên Quang còn có các sông nhỏ khác liên kết với nhau thành mạng lưới theo lưu vực 3 sông chính. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện ; trên sông Gâm, tại Na Hang có nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang với công suất 342 MW.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp: 70.195 ha, chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng 445.848 ha, chiếm 76,16%, đất ở 5.156 ha và đất chưa sử dụng 26.765 ha.
Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Tuyên Quang có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau được phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong đó đứng hàng đầu về trữ lượng và chất lượng là quặng sắt, barit, cao lanh, thiếc, mangan, chì - kẽm, angtimon... là yếu tố hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.
ST