Địa lí tỉnh Long An - Địa lý tỉnh Long An
Diện tích : 4.491,2 km2 (năm 2003) Dân số :1.412,7 nghìn người (năm 2007)
Tỉnh lị : thị xã Tân An
Mã điện thoại: 072
Biển số xe : 62
Tỉnh lị : thị xã Tân An
Mã điện thoại: 072
Biển số xe : 62
Vị trí địa lý: Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,2 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dân số năm 2005 là 1.412,7 nghìn người, mật độ dân số trng bình là 315 người/km2.
Đơn vị hành chính bao gồm: thị xã Tân An, huyện Đức Huệ, huyện Đức Hòa, huyện Vĩnh Hưng, huyện Thạnh Hóa, huyện Thủ Thừa, huyện Tân Trụ, huyện Tân Thạnh, huyện Châu Thành, huyền Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Bến Lức, huyện Mộc Hóa, huyện Tân Hưng.
Địa hình: Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước.
Khí hậu: Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
Nhiệt độ trung bình hàng 27,2 -27,7 oC.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm..
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 %.
Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý kém, các vùng thấp, trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất chua phèn. Các nhóm đất chính ở Long An gồm: nhóm đất phù sa cổ, nhóm đất phù sa ngọt, nhóm đất phù sa nhiễm mặn, nhóm đất phèn, nhóm đất phèn nhiễm mặn, nhóm đất than bùn.
Tài nguyên cát: Một phần của lưu vực ở Tây Ninh chảy qua Long An trên dòng Sông Vàm Cỏ Đông, qua nhiều năm bồi lắng ở cuối lưu vực một lượng cát xây dựng khá lớn. Theo điều tra trữ lượng cát khoảng 11 triệu m3 và phân bố trải dài 60 km từ xã Lộc Giang giáp tỉnh Tây Ninh đến bến đò Thuận Mỹ (Cần Đước).
Tài nguyên rừng: năm 2000 diện tích rừng là 44.481 ha. Trong đó rừng tự nhiên là 1.553 ha, rừng trồng là 36.276 ha. Cây trồng chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn. Theo điều tra đến tháng 6/2003 tổng diện tích rừng trồng tập trung 64.462 ha. Tổng trữ lượng rừng khoảng 71.715 m3 gỗ bạch đàn và 29,77 triệu cây cừ tràm. Ngoài ra Long An là một trong những địa phương có phong trào trồng cây phân tán rất mạnh.
Tài nguyên khoáng sản nhiều nhất tại Long An là than bùn (tập trung nhiều nhất ở huyện Đồng Tháp Mười). Trữ lượng than thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 đến 6 m. Ước tính trữ lượng than bùn ở Long An khoảng 2,5 triệu tấn. Ngoài ra, tỉnh còn có mỏ sét (trữ lượng không lớn ở khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: