Địa lí tỉnh Kon Tum

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Địa lí tỉnh Kon Tum


Vị trí địa lý: Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới của cao nguyên Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp tỉnh A Tô Pơ (nước CHDCND Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia).

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 9.614,5 km2 (theo số liệu năm 2003).

Dân số năm 2005 của tỉnh Kon Tum là 375 nghìn người, bao gồm nhiều dân tộc: Xê Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơmâm, Kinh và 1 bộ phận nhỏ các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào sinh sống tại tỉnh.

Đơn vị hành chính bao gồm thị xã Kon Tum, các huyện: Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Rẩy, Kon Plong, và Tu Mrông

Địa hình: Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, bao gồm: đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Phía bắc đồi núi cao, độ dốc lớn, có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m. Độ cao trung bình ở phía Bắc từ 800 – 1.200m phía Nam độ cao từ 500 – 550m.

Khí hậu: Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến các nơi đạt 22 – 23 độ C. Độ ẩm bình quân hàng năm 78 – 87%. Lượng mưa trung bình 1.730 – 1.880 mm, có sự phân hóa theo thời gian và không gian. Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11, tập trung đến 85 – 90% lượng mưa cả năm.

Thủy văn: Kon Tum là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy xuống vùng duyên hải miền Trung, nơi có diện tích rừng đầu nguồn quan trọng của thủy điện Yaly. Có 3 con sông lớn chảy qua Kon Tum là sông Đăk Bla, sông Krông Pôkô và sông Sa Thầy.

Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 961.450 ha, gồm 7 nhóm đất, trong đó có 2 nhóm chiếm diện tích lớn nhất là: nhóm đất xám (93,44%) và nhóm đất đỏ (3,36%). Ngoài ra còn có nhóm đất phù sa, nhóm đất mùn alit núi cao.

Tài nguyên nước: mạng lưới thủy văn phát triển trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu của lưu vực sông Sê San, bao gồm 3 con sông lớn: Đăk Bla, Krông Pôkô và Sa Thầy. Các sông này có mạng lưới suối, khe nhỏ dày đặc và phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh. Tổng lượng dòng chảy của tỉnh là khá lớn, khoảng 10 – 11 tỷ m3/năm. Tiềm năng thủy điện và thủy lợi là rất lớn.

Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn tỉnh có khoảng 214 mỏ, điểm quặng và khoáng hóa, 40 loại khoáng sản. Khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn là đá vôi, bô xít, đa đolomit, felpat, sét,cát, sỏi...

Tài nguyên rừng: tổng diện tích rừng toàn tỉnh là 629.942 ha. Trong đó rừng tự nhiên chiếm 597.328 ha.

Động vật rừng: Động vật rừng tỉnh Kon Tum rất phong phú, đa dạng có nhiều loài quí hiếm như: bò tót(Bos Gaurus), bò xám(Bos sauveli), hổ(Panthera tigris), trâu rừng(Bubalus bubalis), Voọc, nai, vượn, khỉ, các loài chim Hồng hoàng,Vệt mỏ vằn,...

Thực Vật rừng: Theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon tum có hơn 1.610 loài thuộc hơn 734 chi và 175 họ thực vật. Đặc biệt trong đó có nhiều loài quí hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển như: Sâm Ngọc Linh, vàng đắng, Pơmu, cây Gió bầu (trầm hương),v.v...



ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top