Địa lí tỉnh Hải Dương - Địa lý tỉnh Hải Dương
1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Hải Dương nằm ở toạ độ địa lý 20057' vĩ độ Bắc, 106018' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 56 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 849 km2, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 5A, 18 A, 183, đường sắt qua tỉnh Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh - Hà Nội một phần đi qua tỉnh. Hệ thống sông ngòi chính gồm hai hệ thống sông chủ yếu gồm các sông thuộc hạ lưu sông Thái Bình và hệ thống sông Nhị Ðằng (thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải).
Ðịa hình: Vùng núi và trung du chiếm 11% diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích. Ðiểm cao nhất cao 818 m, điểm thấp nhất là 0,5m với độ cao trung bình là 1,5 -2m so với mực nước biển.
Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mưa, bão tập trung vào các tháng 7, 8, 9 có xuất hiện hiện tượng gió lốc và có mưa đá. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.450-1.550mm; nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40 C, trong đó cao nhất là 38,60C, thấp nhất là 3,20 C. Hàng năm có các tháng lạnh nhất vào các tháng 12, 01, 02. Tần suất sương muối thường xảy ra vào các tháng 12 và tháng 1.
2. Dân số - Dân tộc
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Hải Dương có 1.650.624 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội trong toàn tỉnh là 929.039 người, chiếm 55% dân số.
Trên địa bàn tỉnh có 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.646.426 người, chiếm 99,74%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Sán dìu có 1.516 người, chiếm 0,09%; dân tộc Tày có 469 người, chiếm 0,0028%; dân tộc Nùng có 75 người, chiếm 0,0045%; dân tộc Thái có 65 người, chiếm 0,0039%; dân tộc Mông có 17 người, chiếm 0,001%; dân tộc Dao có 27 người, chiếm 0,0016%; dân tộc Thổ có 21 người, chiếm 0,0012% và các dân tộc khác chiếm 0,213%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 12 huyện, thành phố với tổng số 263 xã, phường, thị trấn; số người biết chữ đạt 95%. Số học sinh phổ thông năm học 2001-2002 có 372.880 em; số giáo viên 17.000 người. Số thầy thuốc có 1.618 người, bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 9,8 người.
3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tỉnh Hải Dương có 84.900 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 54.421 ha, chiếm 64,1%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.147 ha, chiếm 10,77%; diện tích đất chuyên dùng là 13.669 ha, chiếm 16,1%; diện tích đất ở là 5.688,3 ha, chiếm 6,7% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là 6.368 ha, chiếm 7,5%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 83.124 ha, chiếm 78,66%, riêng đất lúa có 72.500 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 10.636 ha, chiếm 10%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7.276 ha, chiếm 6,88%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 7.396 ha, diện tích đất mặt nước chưa được khai thác là 1.364 ha.
Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 9.147 ha, tỷ lệ che phủ đạt 5,9%. Trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 3.104 ha, diện tích rừng trồng là 6.043 ha.
Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh có 10 loại khoáng sản như than đá cácbonnát, quặng sắt, thuỷ ngân.... khoáng sản là nguyên, vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sành, sứ như đá vôi, sét, đất chịu lửa; khoáng sản kim loại như quặng sắt, than đá.
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002
Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.159 km đường giao thông, trong đó: đường do Trung ương quản lý là 110 km, chiếm 5,09%; đường do tỉnh quản lý là 258 km, chiếm 11,94%; đường do huyện quản lý là 415 km, chiếm 19,22% và đường do xã, thị trấn quản lý là 1.376 km, chiếm 63,73% . Về chất lượng đường: Ðường nhựa chiếm 25,5%, còn lại là đường cấp phối và đường đất.
Mạng lưới bưu chính viễn thông: Tổng số máy điện thoại trên địa bàn tỉnh là 46.922 chiếc, máy FAX là 237 chiếc. Số lượng bưu cục và dịch vụ 266 đơn vị.
Mạng lưới điện quốc gia: 100% số huyện có mạng lưới điện quốc gia.
5. Kinh tế - Xã hội năm 2002
Thu nhập bình quân đầu người: 450 USD.
Tóm tắt cơ cấu ngành kinh tế:
+ Công nghiệp - XDCB: 38,0%. + Nông- lâm- ngư nghiệp: 33,3%.
+ Thương mại - dịch vụ: 28,7%.
Một số sản phẩm chủ yếu: Lúa, xi măng, điện, sứ, hàng may mặc, giầy thể thao...
ST
Vị trí địa lý: Tỉnh Hải Dương nằm ở toạ độ địa lý 20057' vĩ độ Bắc, 106018' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 56 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 849 km2, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 5A, 18 A, 183, đường sắt qua tỉnh Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh - Hà Nội một phần đi qua tỉnh. Hệ thống sông ngòi chính gồm hai hệ thống sông chủ yếu gồm các sông thuộc hạ lưu sông Thái Bình và hệ thống sông Nhị Ðằng (thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải).
Ðịa hình: Vùng núi và trung du chiếm 11% diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích. Ðiểm cao nhất cao 818 m, điểm thấp nhất là 0,5m với độ cao trung bình là 1,5 -2m so với mực nước biển.
Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mưa, bão tập trung vào các tháng 7, 8, 9 có xuất hiện hiện tượng gió lốc và có mưa đá. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.450-1.550mm; nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40 C, trong đó cao nhất là 38,60C, thấp nhất là 3,20 C. Hàng năm có các tháng lạnh nhất vào các tháng 12, 01, 02. Tần suất sương muối thường xảy ra vào các tháng 12 và tháng 1.
2. Dân số - Dân tộc
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Hải Dương có 1.650.624 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội trong toàn tỉnh là 929.039 người, chiếm 55% dân số.
Trên địa bàn tỉnh có 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.646.426 người, chiếm 99,74%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Sán dìu có 1.516 người, chiếm 0,09%; dân tộc Tày có 469 người, chiếm 0,0028%; dân tộc Nùng có 75 người, chiếm 0,0045%; dân tộc Thái có 65 người, chiếm 0,0039%; dân tộc Mông có 17 người, chiếm 0,001%; dân tộc Dao có 27 người, chiếm 0,0016%; dân tộc Thổ có 21 người, chiếm 0,0012% và các dân tộc khác chiếm 0,213%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 12 huyện, thành phố với tổng số 263 xã, phường, thị trấn; số người biết chữ đạt 95%. Số học sinh phổ thông năm học 2001-2002 có 372.880 em; số giáo viên 17.000 người. Số thầy thuốc có 1.618 người, bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 9,8 người.
3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tỉnh Hải Dương có 84.900 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 54.421 ha, chiếm 64,1%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.147 ha, chiếm 10,77%; diện tích đất chuyên dùng là 13.669 ha, chiếm 16,1%; diện tích đất ở là 5.688,3 ha, chiếm 6,7% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là 6.368 ha, chiếm 7,5%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 83.124 ha, chiếm 78,66%, riêng đất lúa có 72.500 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 10.636 ha, chiếm 10%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7.276 ha, chiếm 6,88%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 7.396 ha, diện tích đất mặt nước chưa được khai thác là 1.364 ha.
Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 9.147 ha, tỷ lệ che phủ đạt 5,9%. Trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 3.104 ha, diện tích rừng trồng là 6.043 ha.
Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh có 10 loại khoáng sản như than đá cácbonnát, quặng sắt, thuỷ ngân.... khoáng sản là nguyên, vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sành, sứ như đá vôi, sét, đất chịu lửa; khoáng sản kim loại như quặng sắt, than đá.
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002
Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.159 km đường giao thông, trong đó: đường do Trung ương quản lý là 110 km, chiếm 5,09%; đường do tỉnh quản lý là 258 km, chiếm 11,94%; đường do huyện quản lý là 415 km, chiếm 19,22% và đường do xã, thị trấn quản lý là 1.376 km, chiếm 63,73% . Về chất lượng đường: Ðường nhựa chiếm 25,5%, còn lại là đường cấp phối và đường đất.
Mạng lưới bưu chính viễn thông: Tổng số máy điện thoại trên địa bàn tỉnh là 46.922 chiếc, máy FAX là 237 chiếc. Số lượng bưu cục và dịch vụ 266 đơn vị.
Mạng lưới điện quốc gia: 100% số huyện có mạng lưới điện quốc gia.
5. Kinh tế - Xã hội năm 2002
Thu nhập bình quân đầu người: 450 USD.
Tóm tắt cơ cấu ngành kinh tế:
+ Công nghiệp - XDCB: 38,0%. + Nông- lâm- ngư nghiệp: 33,3%.
+ Thương mại - dịch vụ: 28,7%.
Một số sản phẩm chủ yếu: Lúa, xi măng, điện, sứ, hàng may mặc, giầy thể thao...
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: