Địa lí tỉnh Gia Lai

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Địa lí tỉnh Gia Lai


Lịch sử

Vùng Tây Nguyên ngày xưa đa số là những người dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ sống với nhau trong những làng mạc mà cha ông họ đã gây dựng nên. Trong một ngày nọ người trưởng làng cảm thấy trong người của mình có vẻ không khỏe nên đã cho gọi 2 người con trai vào và tổ chức một cuộc thi săn bắt để chọn ra người kế vị. Và cuộc thi đã diễn ra nhưng phần thắng đã thuộc về người em. Người anh buồn bã bỏ sang một vùng đất khác để sinh sống. Sau đó người em đã lập ra một làng tên là "plei ku". Ở đây nếu dịch sang nghĩa từ thì Plei là một cái làng, Ku là người em. Pleiku nghĩa là làng của người em (nhớ về chiến thắng của người em). Và cái tên Pleiku được gắn liền với địa danh nay suốt bao năm tháng qua.

Địa lý

Vị trí địa lý
Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh
Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.

Sông ngòi
Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ.

Tài nguyên

Khoáng sản
Các loại khoáng sản có trên địa bàn tỉnh này là crom, niken, coban, thiếc, asen, boxit-laterit, vàng, vonframit, molipdenit, caxiterrit v.v.

Động vật
Trong địa bàn tỉnh Gia Lai có một số loài thú sinh sống như voi, nai, , hoẵng, thỏ rừng, lợn rừng, trăn, rắn, cọp, các loài chim như gà rừng, chim cu đất, gà gô, khướu, công, trĩ sao, gà lôi hồng tía, gà lôi vằn, các loài cá như lúi, phá, sóc, trạch, lăng, chép. Các loại gia cầm, gia súc như trâu, , lợn, , vịt, ngựa, thỏ v.v.

Thực vật
Thực vật ở đây cũng không khá phong phú lắm, nhiều nhất là tiêu, chè, điều, lúa, v.v. và một số cây hoa màu nhưng với số lượng không nhiều. Thông, tùng, cà phê, cao su, với số lượng nhiều.

Hành chính

Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 14 huyện:
  1. Thành phố Pleiku 14 phường và 9 xã
  2. Thị xã An Khê 4 phường và 4 xã
  3. Thị xã Ayun Pa, tên cũ là Cheo Reo 4 phường và 4 xã
  4. Huyện Chư Păh, huyện lỵ là Phú Hoà 1 thị trấn và 14 xã
  5. Huyện Chư Prông 1 thị trấn và 14 xã
  6. Huyện Chư Sê, huyện lỵ: Chư sê 1 thị trấn và 14 xã
  7. Huyện Đắk Đoa, huyện lỵ là Đăk Đoa 1 thị trấn và 14 xã
  8. Huyện Đak Pơ, huyện lỵ Đăk pơ 8 xã
  9. Huyện Đức Cơ, huyện lỵ là Chư Ty 1 thị trấn và 9 xã
  10. Huyện Ia Grai 1 thị trấn và 12 xã
  11. Huyện Ia Pa 1 thị trấn và 8 xã
  12. Huyện K'Bang 1 thị trấn và 13 xã
  13. Huyện Kông Chro 1 thị trấn và 13 xã
  14. Huyện Krông Pa, huyện lỵ là Phú Túc 1 thị trấn và 13 xã
  15. Huyện Mang Yang huyện lỵ là Kon Don 1 thị trấn và 11 xã
  16. Huyện Phú Thiện 1 thị trấn và 9 xã
  17. Huyện Chư Pưh, mới thành lập tách ra từ huyện Chư Sê.1 thị trấn và 8 xã
Tỉnh Gia Lai có 212 đơn vị cấp xã gồm 22 phường, 13 thị trấn và 177 xã.

Kinh tế

Công nghiệp

Tropical_Forest.jpg


Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn.

Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm. Với nguồn đá granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.

145219rung_xa_nu.jpg


Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy. Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp.

Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép.

Nông nghiệp

images298078_trong-lua.jpg


Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt động), ở thành phố PleiKu và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều... Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng giáp ranh (Bình Định). Huyện Đăk Pơ là vựa rau của cả vùng Tây Nguyên, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau cho các khu vực ở miền TrungTây Nguyên. Đồng thời các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai như Phú Thiện, Tx Ayunpa, Iapa, Krông pa là vựa lúa của cả khu vực Tây Nguyên.


ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top