Địa lí tỉnh Bình Phước
Diện tích : 6.857,3 km2 (năm 2003)
Dân số : 795,9 nghìn người (năm 2005)
Tỉnh lị : thị xã Đồng Xoài
Mã điện thoại : 0651
Biển số xe : 93
Vị trí địa lý: Bình Phước nằm ở vĩ độ 11022’ đến 12016’ Bắc và kinh độ 10208’ đến 107028’ Đông, là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk và Campuchia.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.857,3 km2 (số liệu năm 2003).
Dân số năm 2005 là 795,9 nghìn người, mật độ 116 người/km2.
Các đơn vị hành chính bao gồm: thị xã Đồng Xoài, các huyện: Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bình Long, Đồng Phú, Bù Đăng, Chơm Thành.
Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
Khí hậu: Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,2 độ C. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 – 2.500 giờ.
Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 – 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 – 155 tổng lượng mưa cả năm.
Độ ẩm trung bình hàng năm cao, trên 80%.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tổng diện tích đất tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất rừng chiếm 47,12% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng ở tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hòa dòng chảy của các con sông.
Về tài nguyên khoáng sản: đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán đá quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi,… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.
ST
Dân số : 795,9 nghìn người (năm 2005)
Tỉnh lị : thị xã Đồng Xoài
Mã điện thoại : 0651
Biển số xe : 93
Vị trí địa lý: Bình Phước nằm ở vĩ độ 11022’ đến 12016’ Bắc và kinh độ 10208’ đến 107028’ Đông, là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk và Campuchia.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.857,3 km2 (số liệu năm 2003).
Dân số năm 2005 là 795,9 nghìn người, mật độ 116 người/km2.
Các đơn vị hành chính bao gồm: thị xã Đồng Xoài, các huyện: Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bình Long, Đồng Phú, Bù Đăng, Chơm Thành.
Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
Khí hậu: Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,2 độ C. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 – 2.500 giờ.
Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 – 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 – 155 tổng lượng mưa cả năm.
Độ ẩm trung bình hàng năm cao, trên 80%.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tổng diện tích đất tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất rừng chiếm 47,12% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng ở tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hòa dòng chảy của các con sông.
Về tài nguyên khoáng sản: đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán đá quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi,… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: