Địa lí tỉnh Bình Dương - Địa lý tỉnh Bình Dương
Diện tích : 2.695,5 km2 (năm 2003)
Dân số : 915,2 nghìn người (năm 2005)
Tỉnh lị : thị xã Thủ Dầu Một
Mã điện thoại : 0650
Biển số xe : 61
Vị trí địa lý: Bình Dương là 1 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ
Diện tích tự nhiên 2.695,5 km2, chiếm 0,83% diện tích cả nước (số liệu năm 2003). Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số Bình Dương năm 2005 là 915,2 nghìn người.
Cơ quan hành chính gồm thị xã Thủ Dầu Một và 6 huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên, Thuận An.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 - 2.000 mm, với số ngày mưa trung bình là 120 ngày.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 80% – 90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Tuy nhiên độ ẩm trong năm ít biến động.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5 độ C
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô, gió thịnh hành chủ yếu là hướng đông, đông bắc. Về mùa mưa, gió thịnh hành chủ yếu là gió tây, tây nam.
Địa hình ở Bình Dương tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau. Với địa hình cao trung bình từ 6 – 60m, nên trừ 1 vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng.
Tài nguyên thiên nhiên:
Diện tích rừng ở Bình Dương hiện còn 18.527ha. Khu vực có diện tích rừng lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu với 3.905ha. Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác ở phía Bắc tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản.
Tài nguyên nước khá dồi dào. Hàng năm các sông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối nước rât lớn. Có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương là: sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú, được tồn tại dưới 2 dạng là lỗ hổng và khe nứt; được chia thành 3 khu vực: khu vực giàu nước ngầm phân bố ở phía tây huyện Bến Cát đến sông Sài Gòn, khu vực giàu nước trung bình phân bố ở huyện Thuận An; khu vực nghèo nước phân bố ở vùng đông và đông bắc Thủ Dầu Một hoặc rải rác các thung lũng ven sông Sài Gòn, Đồng Nai thuộc trầm tích đệ tứ.
Tài nguyên khoáng sản: Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hóa đặc thù. Kết quả thăm dò địa chất cho thấy Bình Dương có 9 loại khoáng sản gồm: kaolin,đất sét, các loại đá xây dựng, cát xây dựng, cuội sỏi, laterit và than bùn.
ST
Diện tích : 2.695,5 km2 (năm 2003)
Dân số : 915,2 nghìn người (năm 2005)
Tỉnh lị : thị xã Thủ Dầu Một
Mã điện thoại : 0650
Biển số xe : 61
Vị trí địa lý: Bình Dương là 1 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ
Diện tích tự nhiên 2.695,5 km2, chiếm 0,83% diện tích cả nước (số liệu năm 2003). Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số Bình Dương năm 2005 là 915,2 nghìn người.
Cơ quan hành chính gồm thị xã Thủ Dầu Một và 6 huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên, Thuận An.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 - 2.000 mm, với số ngày mưa trung bình là 120 ngày.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 80% – 90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Tuy nhiên độ ẩm trong năm ít biến động.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5 độ C
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô, gió thịnh hành chủ yếu là hướng đông, đông bắc. Về mùa mưa, gió thịnh hành chủ yếu là gió tây, tây nam.
Địa hình ở Bình Dương tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau. Với địa hình cao trung bình từ 6 – 60m, nên trừ 1 vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng.
Tài nguyên thiên nhiên:
Diện tích rừng ở Bình Dương hiện còn 18.527ha. Khu vực có diện tích rừng lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu với 3.905ha. Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác ở phía Bắc tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản.
Tài nguyên nước khá dồi dào. Hàng năm các sông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối nước rât lớn. Có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương là: sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú, được tồn tại dưới 2 dạng là lỗ hổng và khe nứt; được chia thành 3 khu vực: khu vực giàu nước ngầm phân bố ở phía tây huyện Bến Cát đến sông Sài Gòn, khu vực giàu nước trung bình phân bố ở huyện Thuận An; khu vực nghèo nước phân bố ở vùng đông và đông bắc Thủ Dầu Một hoặc rải rác các thung lũng ven sông Sài Gòn, Đồng Nai thuộc trầm tích đệ tứ.
Tài nguyên khoáng sản: Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hóa đặc thù. Kết quả thăm dò địa chất cho thấy Bình Dương có 9 loại khoáng sản gồm: kaolin,đất sét, các loại đá xây dựng, cát xây dựng, cuội sỏi, laterit và than bùn.
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: