Địa lí tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Địa lí tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Địa lý tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Lịch sử

Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đánh thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay). Lý do của cuộc chinh phạt này được Chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, Chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay).

Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa.
Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa.
Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên.
Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai.
Từ tháng 5 năm 1979 lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo.
Từ tháng 8 năm 1991 lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh Bà Rịa trước kia (Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc). Khi Đó Bà Rịa Vũng Tàu gồm 1 Thị Xã Vũng Tàu và 4 Huyện; Châu Thành, Xuyên Mộc, Long Đất và Côn Đảo.

Địa lí


Vị trí địa lí

Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông.

Bà Rịa- Vũng Tàu có một vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1 .975 , 14 km2. Dân số tại thời điểm điều tra năm 2000 là 821.000 người, mật độ dân số 416 người/km2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vi hành chính, gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xă Bà Rịa, các huyện: Long Điền, Đất Đỏ , Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo.

Khí hậu


vung_tau.jpg


Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao nhất khoảng 28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm.Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

Tài nguyên

39522347vietnam49.jpg


Trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông ... Trữ lượng công nghiệp của các mỏ này cho phép khai thác 20 triệu tấn dầu mỗi năm. Khí đồng hành và khí thiên nhiên cũng có trữ lượng lớn (khoảng 300 tỉ m3) cho phép mỗi năm khai thác 6 tỉ m3. Riêng khu vực lòng chảo Côn Sơn đã phát hiện hai mỏ khí thiên nhiên Lan Tây - Lan Đỏ trữ lượng 58 tỉ m3, mỗi năm có thể khai thác 1-3 tỉ m3.

Tiềm năng về khai thác chế biến hải sản là rất lớn. Theo số liệu của ngành Thủy sản, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lợi rất đa dạng gồm 660 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, cho phép mỗi năm khai thác 200.000 tấn. Sản lượng đánh bất năm 2002 là 160.465 tấn hải sản các loại, trong đó hàng chục nghìn tấn có giá trị chế biến để xuất khẩu. Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cường độ gió không cao, ít bão, có nhiều cửa lạch cho tàu thuyền neo đậu nên hoạt động khai thác hải sản gặp rất nhiều thuận lợi. Tỉnh còn có 5.700 ha mặt nước có thể phát triển việc nuôi trồng các loài thủy hải sản, trong đó đặc biệt là nuôi tôm - một mặt hàng có giá trị kinh tế cao.


Nghề khai thác kéo theo nghề chế biến hải sản phát triển. Đó là nghề truyền thống với nhiều thành phần kinh tế tham gia ở nhiều qui mô khác nhau. Năm 2002, riêng về hàng hải sản xuất khẩu, tổng khối lượng chế biến là 46.848 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 85 triệu USD. Ngoài ra là một khối lượng rất lớn khoảng 9 triệu lít nước mắm, 20.000 tấn bột cá, 6.000 tấn cá khô phục vụ thị trường nội địa.

Tiềm năng về cảng biển là lợi thế vô cùng to lớn của Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự trữ công suất cảng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đạt tới 80 triệu tấn hàng hoá luân chuyển mỗi năm. Sông Thị Vải chảy qua tỉnh với chiều dài 25 km, chiều rộng trung bình 600 - 800 mét, sâu từ 10 - 20 mét cho phép xây dựng một hệ thống cảng công suất từ 18 - 21 triệu tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ 40-60 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tại đây hiện đã có Cảng Baria - Serese dài 132 mét, công suất 1,2 triệu tấn/năm đang hoạt động. Khu vực Sao Mai - Bến Đình thuộc Thành phố Vũng Tàu có khả năng xây dựng cảng nước sâu cho tàu trọng tải trên 100.000 tấn ra vào được với tổng công suất 50 triệu tấn hàng hóa luân chuyển hàng năm. Côn Đảo có vịnh Bến Đầm rộng trung bình 1,6 km, dài 4 km, sâu từ 6 - 18 mét, kín gió; tại đây đã xây dựng và đưa vào sử dụng Cảng Bến Đầm có chiều dài cầu cảng 336 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn. Tại Vũng Tàu trên sông Dinh phần chảy qua thành phố dài 10 km hiện đã đầu tư và khai thác một loạt cảng đang khai thác, tàu 10 nghìn tấn ra vào được như Cảng Dịch vụ dầu khí, Cảng cá, Cảng dầu, Cảng thương mại...

Về tài nguyên đất đai, tỉnh có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của cả nước, trong đó nhóm đất đỏ bazan có diện tích lớn gần 64.000 ha, bằng 34,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 9,8% quỹ đất đỏ bazan của toàn vùng miền Đông Nam Bộ. Đất đỏ bazan rất thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều, và cáy ăn trái Toàn tỉnh có khoảng 19.150 ha cao su, 12.000 ha cà phê, 12.360 ha điều, 2.400 ha tiêu, 7.800 ha cây ăn trái....

Kinh tế

K
inh tế trên địa bàn đã vượt qua nhiều khó khăn lớn hồi đầu thập kỷ 1990, sớm tạo được thế ổn định và đạt tốc độ phát triển khá; chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh.

Hành chính

Bà Rịa Vũng Tàu có một thành phố trực thuộc tỉnh, một thị xã và 6 huyện. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số Bà Rịa-Vũng Tàu là 994.837 người.

  1. Thành Phố: Vũng Tàu (DT: 140Km2, DS: 0.3 Triệu Người, 16 Phường và 1 Xã)
  2. Thị Xã: Bà Rịa (DT: 87Km2, DS: 0.08 Triệu người, 8 Phường và 3 Xã)
  3. Huyện:

  • Long Điền: (2 thị trấn, 5 xã)
  • Đất Đỏ (2 thị trấn, 7 xã)
  • Châu Đức (2 thị trấn, 14 xã)
  • Tân Thành (1 thị trấn, 9 xã)
  • Côn Đảo (1 thị trấn )
  • Xuyên Mộc (1 thị trấn, 12 xã)
Trước ngày 9 tháng 12 năm 2003, 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ thuộc huyện Long Đất.

Văn hóa- Phong tuc tập quán

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn mang đậm màu sắc dân gian với các nền “văn hoá sinh tồn” (nghề nông, nghề cá, thủ công…), “văn hoá ứng xử” (sự giao tiếp, tổ chức phường nghề, nghi lễ, hội hè…), “Văn hoá đạo đức” (các mối quan hệ ông bà, cha mẹ, xóm giềng…), “văn hoá tín ngưỡng” (tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng nguyên thuỷ…) “Văn hoá nghệ thuật” (ngôn ngữ, nghệ thuật dân gian, ca dao, cổ tích hội hoạ, kiến trúc…). Đặc biệt, nền “Văn hoá tín ngưỡng” được thể hiện đậm nét với các lễ hội “Nghinh ông” của cư dân vùng ven biển như xã Phước Hải, Phước Tỉnh, Long Hải (huyện Long Ðất), Ðình Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (TP.Vũng Tàu)... Trong đó tiêu biểu nhất là lễ hội Nghinh Ông - đình Thắng Tam được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tôn thờ linh vật đã phù hộ giúp đỡ ngư dân trong những tháng ngày lênh đênh trên biển.

Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới với số lượng tín đồ chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh. Trong đó Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành được nhà nước cho phép hoạt động hợp pháp với tư cách là tổ chức xã hội cùng với một số tôn giáo và hệ phái khác như Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Độ Việt Nam, Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tin Lành Baptic, Cơ Đốc Phục lâm, Cơ Đốc Truyền Giáo.


festival-dieu-quoc-te-vung-tau-2010-hua-hen-nhieu-hap-dan.jpg


Mỗi người làm một ngành nghề khác nhau nhưng cứ đến dịp lễ, giỗ, họ lại trở về với những nét đẹp truyền thống… Có người đóng vai trò là chánh bái, hương chức; cũng có người trong đội ngũ học trò lễ; làm công quả… phục vụ ở đình, chùa suốt những ngày diễn ra lễ hội.

Mở đầu cho các lễ hội lớn trong năm ở Bà Rịa – Vũng Tàu là lễ hội Dinh Cô ở thị trấn Long Hải, huyện Long Điền (tổ chức từ ngày 10 đến 12/2 âm lịch). Lễ chính được tổ chức từ rạng sáng ngày 12/2. Từ sáng sớm, đoàn người chỉnh tề cờ quạt lên thuyền ra khơi làm lễ Nghinh Cô. Ông Thái Văn Cảnh, trưởng ban quản lý di tích Dinh Cô cho biết, vào dịp lễ hội Dinh Cô hàng năm, người dân Long Hải và các vùng lân cận đều tự nguyện về phục vụ lễ. Ngoài các vị chánh bái, phó bái thì đội ngũ học trò lễ cũng là những người con của ngư dân làng chài Long Hải. Khi rảnh rỗi, những người này được các vị kỳ lão ở Dinh Cô chỉ dạy cách dâng trà, dâng rượu; học cách hành lễ; xướng lễ và cả cách bận áo dài, đội mão, đi hia sao cho đúng, cho chuẩn với nghi thức cúng tế xưa”. Và đã thành truyền thống, hết lớp người này rồi đến những lớp người khác, dù đi đâu, làm gì nhưng đến lễ hội Dinh Cô là họ lại tìm cách trở về dự lễ.

5.10.09_Tau%20ruoc%20ngai


Lễ hội Nghinh Ông cũng được tổ chức rầm rộ trong 3 ngày (từ ngày 16 đến 18/8 âm lịch) tại Đình thần Thắng Tam (TP. Vũng Tàu). Trước ngày diễn ra lễ hội Nghinh Ông, các thuyền đánh cá dù đang ở xa hay gần, dù thất bại hay trúng mùa tôm cá đều tề tựu về bến. Những nhân vật không thể thiếu trong các dịp lễ hội chính là chánh bái, phó bái, các vị hương chức và đoàn học trò lễ. Hầu hết đội ngũ học trò lễ là những người còn trẻ. Ông Lê Quang Dựng, thành viên ban quản lý Đình thần Thắng Tam nói: “Hàng năm đến dịp lễ hội Nghinh Ông là những người trong ban quản lý, ban tế tự của Đình thần Thắng Tam và đội ngũ học trò lễ đều tề tựu về đình như một cách để quay về nguồn cội, cùng làm sống lại nét đẹp văn hoá của người dân làng chài ở Bà Rịa – Vũng Tàu”.

Khác với lễ hội của ngư dân miền biển, lễ hội vía Ông (ngày 20/2 âm lịch) ở Nhà Lớn – Long Sơn (TP. Vũng Tàu) lại có nét đẹp riêng. Đến ngày giỗ Ông, từng đoàn người vận áo dài đen, khăn đóng mang theo xôi chè, bánh trái đến cung kỉnh Ông Trần (ông Lê Văn Mưu, người khai hoang lập đất ở Long Sơn cách đây hơn trăm năm). Không khí của Nhà Lớn 2 ngày tiếp đó luôn ấm cúng và trang nghiêm. Mỗi người một việc nhưng tất cả đều góp phần làm cho việc tiếp đãi khách thập phương thêm chu đáo. Bà Lê Thị Kiềm, thành viên ban điều hành Nhà Lớn – Long Sơn cho biết, tín ngưỡng của Ông không có kinh kệ, rước sách, kiêng kỵ, không cắt tóc ăn chay, không có chuông mõ. Người dân theo Ông đều mặc quần áo bà ba đen hoặc áo dài đen, đi chân đất, đầu để tóc dài búi gọn sau gáy. Tất cả những công việc trong Nhà Lớn cũng như trong dòng tộc đều do những ông lớn (8 vị kỳ lão) họp bàn giải quyết”. Ngày vía Ông, nhân dân tự giác luân phiên nhau đến quét dọn, đèn nhang, cung kỉnh trong Nhà Lớn gọi là “vô phiên” hoặc “phiên ngũ thường”. Những phong tục tập quán đó có hàng trăm năm về trước nhưng đến nay vẫn được bá tánh, những người theo đạo ông Trần gìn giữ và phát huy.


DinhThangTam.jpg


Ðình Thần Thắng Tam là một quần thể kiến trúc gồm có 3 di tích: Ðình Thần Thắng Tam, miếu Bà Ngũ hành, lăng ông Nam Hải. Theo truyền thuyết Ðình Thần Thắng Tam thờ chung cả ba người đã có công xây dựng nên ba làng Thắng ở Vũng Tàu, đó là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Hàng năm lễ hội Ðình Thần Thắng Tam được tổ chức trong 4 ngày từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Ðây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá. Phần lễ diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng để tế lễ phải có bộ lông cùng màu, người có tang không được tham gia vào việc nghi thức tế lễ. Phần hội có nhiều trò vui chơi giải trí như múa lân, hát bội. Lễ hội Ðình Thắng Tam là một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu. Lễ hội mang đậm nét văn hoá dân giang và bản sắc dân tộc.


Bên cạnh đó Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành cũng khá nổi tiếng, Miếu Bà Ngũ Hành nằm bên trái Đình Thắng Tam do các Ngư dân lập nên để thờ 5 bà Nữ thần: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và Thủy Long Thần Nữ, Thiên Y Ana. Nhân dân Vũng Tàu gọi là 7 Bà. Lễ hội vào 16,17,18 tháng 10 âm lịch có rước cờ, lọng, Ngũ sự, rượu hoa quả, chiêng trống, nhạc bát âm: kiệu nghinh Bà, múa Mâm Vàng, mâm Bạc, Bóng Rỗi, Lễ nghinh Thần , múa lân, tế lễ; Thỉnh sắc, Lễ Xây Chầu “trình tuồng, hát bội” và nhiều trò chơi dân gian.

Lễ hội Trùng Cửu 9/9 âm lịch hàng năm, diễn ra tại Nhà Lớn Long Sơn đây là lễ cầu an, là lễ hội cầu cho vạn dân bá tánh được mạnh khoẻ an lành, lễ hội diễn ra vào đêm mồng 8 và ngày 9/9 âm lịch. Đêm 8/9 gọi là lễ Tiên Thường kỉnh mặn (cúng mặn) chủ yếu là các sản vật do các bá tánh mang vào kỉnh (cúng), và ngày 9/9 gọi là Chánh Giỗ kỉnh chay(cúng chay), lễ hội không tổ chức linh đình như nhiều lễ hội khác chủ yếu là đi dâng hương, nguyện cầu khấn vái, và tưởng nhớ đến công đức của ông Trần. Tuy nhiên vào những ngày này hàng vạn du khách thập phương hội tụ về đây, đặc biệt là người ở các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ, tự xem mình là tín đồ của đạo Ông Trần. Du khách đến đây có thể tìm thấy những điều mới lạ mà người dân nơi đây đã tạo ra theo ý muốn và ước vọng của họ, bổ sung cho kho tàng hiểu biết của mình.



ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top