Địa lí 9 giúp mình trả lời câu này với

dongthi_96

New member
Xu
0
TẠI SAO PHẢI PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN?

TẠI SAO VIỆT NAM PHẢI PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN?


Tại sao Việt Nam phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Mọi người giúp mình trả lời câu này nhé. Mình cảm ơn nhiều ^^

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài viết không dấu

TẠI SAO PHẢI PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN?

Theo mình nghĩ là do Việt Nam ta ở gần biển, có nhiều tiềm năng phát triển tổng hợp KT biển bằng cách như phát triển du lịch biển, hình thành các khu kinh tế biển, phát triển ngành đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ ..vv.. Biển VN năm trên tuyến đường hàng hải quốc tế có ý nghĩa chiến lược quốc phòng quan trọng...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Kinh tế biển Việt Nam hiện đã có bước chuyển biến đáng kể. Ngoài các ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam là hội nhập quốc tế.

Mục tiêu thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển; làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.

Để xây dựng một nền khoa học kinh tế biển hiện đại, một quốc gia mạnh về biển với tầm nhìn dài hạn, Việt Nam cần phải triển khai hàng loạt các giải pháp nghiên cứu về biển, cả chiến lược, chính sách lẫn khoa học - công nghệ, bao gồm:

Thứ nhất, phát triển mạnh giao thông vận tải biển để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hoá. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển. Hệ thống cảng của nước ta gồm cảng biển và cảng sông với khoảng trên 90 cảng lớn nhỏ và được phân bố tương đối đều dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam. Hệ thống cảng biển Việt Nam được chía thành 6 nhóm: 1) Nhóm cảng biển phía bắc; 2) Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ; 3) Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ; 4) Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ; 5) Nhóm cảng vùng Đông Nam Bộ; và 6) Nhóm cảng đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với hệ thống cảng, kho bãi, biển Việt Nam thông với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Những điều kiện thuận lợi này là cơ sở quan trọng để phát triển giao thông vận tải biển. Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã tăng 6 lần trong giai đoạn (1995-2006).

Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, huấn luyện thuyền viên. Việt Nam ước tính thiếu hụt khoảng 800 thuyền viên vào năm 2010. Nếu tính cả sĩ quan tham gia vào thị trường xuất khẩu thì sự thiếu hụt lên tới 1000 người. Để giảm thiểu sự thiếu hụt này, nhà nước cần xây dựng Trung tâm đào tạo huấn luyện thuyền viên dựa trên nguồn kinh phí tài trợ của nhà nước và của tư nhân, đồng thời hợp tác với nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, cần phát triển dịch vụ hàng hải và hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật cho khâu quản lý điều hành nhằm bảo đảm an toàn hàng hải và dịch vụ hàng hải. Phát triển thương mại biển, đảo và vùng ven biển có trọng điểm để sớm hình thành một số trung tâm thương mại mạnh tại một số khu vực biển. Duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hải sản cao, ổn định và bền vững, cải thiện cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng mặt hàng chế tạo, sản phẩm chế biến.

Thứ ba, tập trung phát triển du lịch đảo và du lịch ven biển. Du lịch và giải trí biển là một lĩnh vực hoạt động kinh tế biển. Các hoạt động kinh tế biển đã đóng góp giải quyết đáng kể về thu nhập cũng như giảm thất nghiệp, xoá đói nghèo, bảo đảm an ninh quốc gia vùng biển. Du lịch biển có tiềm năng kinh doanh lớn. Vùng biển và ven biển tập trung tới ¾ khu du lịch tổng hợp và hơn ½ khu du lịch chuyên đề nhưng ngành du lịch biển vẫn chưa có những sản phẩm dịch vụ đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế, chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt qui mô và trình độ quốc tế. Những năm gần đây, du lịch, nghỉ dưỡng cũng như giải trí biển đã được mở rộng đáng kể. Việt Nam có nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng, có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trển tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á. Doanh thu du lịch biển tăng 5 lần giai đoạn (2000 – 2006), Mục tiêu năm 2010 thu hút hoảng 4-5 triệu lượt khách quốc tế, 20 - 30 triệu lượt khách trong nước đến du lịch biển.

Thứ tư, tăng cường khai thác năng lượng, khoáng sản, thuỷ sản biển. Đẩy mạnh sản xuất muối biển trên cơ sở thâm canh, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất các đồng muối hiện có.

Mặc dù ngành khai thác dầu thô và khí thiên nhiên trên biển Việt Nam mới được bắt đầu từ năm 1986, nhưng hiện đang đứng ở vị trí thứ 4 ở Đông Nam Á và thứ 44 trong Cộng đồng các quốc gia khai thác dầu mỏ trên thế giới. Ngành dầu khí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong nhũng ngành khai thác biển, đồng thời cũng là một trong những ngành xuất khẩu thu được nhiều ngoại tệ nhất. Cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp ven biển, trước hết là dầu mỏ, khí đốt, than, quặng kim loại, chuẩn bị điều kiện khai thác khoáng sản ở biển sâu sau năm 2010. Bên cạnh khai thác khoáng sản biển, thì thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng vì thuỷ sản là nguồn tài nguyên tài tạo, phát triển dựa trên nền tảng của các hệ sinh thái. Kinh tế thuỷ sản bảo đảm và cải thiện kế sinh nhai cho dân cư sống ở vùng nông thôn ven biển và hải đảo. Tiếp tục phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản để đến năm 2010 đạt tổng sản lượng 4 triệu tấn. Mở rộng thêm diện tích những nơi thuận lợi nhất cho nghề muối, đưa diện tích các đồng muối lên 30- 35 nghìn ha vào năm 2010.

Thứ năm, phát triển kết cấu hạ tầng biển trên cơ sở đầu tư nâng cấp các cụm cảng, đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu. Nâng công suất cụm cảng phía Bắc lên 60 - 70 triệu tấn, miền Trung 40 - 50 triệu tấn/năm, miền Nam 90 - 100 triệu tấn vào năm 2010. Nâng cấp và chuẩn bị điều kiện xây mới một số sân bay ven biển. Khẩn trương xây dựng các cảng biển nước sâu, qui mô lớn có thể tiếp nhận các tàu biển trọng tải lớn từ 50.000 – 100.000 DWT. Ngành hàng hải Việt Nam cần 4-5 tỉ USD từ nay đến năm 2015 để đầu tư phát triển cảng biển. Năm 2008, cảng biển Nam Ninh (cảng đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế ở phía bắc) chính thức được đưa vào khai thác đã đánh dấu sự phát triển mới của ngành vận tải biển Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm lại, mục tiêu của Cộng đồng quốc tế nói chung và của từng quốc gia ven biển nói riêng là phát triển bền vững như Chương trình nghị sự 21 của Liên hợp quốc đã đưa ra. Phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện chưa được coi là bền vững. Vì vậy, để phá triển một nền kinh tế biển hiệu quả, bền vững và có khả năng hội nhập quốc tê cần có một phương pháp quản lý biển tổng hợp, đảm bảo được an ninh sinh thái và an ninh xã hội ở vùng biển đảo và ven biển. Thêm nữa là phải thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển, phải chinh phục biển và chế ngự biển khơi, có như vậy, mục tiêu “trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020” của Chính phủ Việt Nam mới có khả năng thành hiện thực.
 
Tài nguyên biển rất lớn

Hiện trong vùng biển nước ta có khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán đá quý, khoáng sản lỏng. Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát có trữ lượng khoảng 2-4 tỷ tấn dầu quy đổi; dọc ven biển cũng đã phát hiện các sa khoáng, khoáng vật nặng và 50.000-60.000ha ruộng muối.

Đặc biệt, sự phát hiện mới đây ở vùng cát ven biển và biển ven bờ Nam Trung Bộ cho thấy trữ lượng các sa khoáng nói trên có thể đứng đầu thế giới. Sản lượng khai thác Inmeenit từ các sa khoáng ven biển cả nước lên tới 220.000 tấn/năm, Ziacoon 1.500 tấn/năm. Gần đây, đã phát hiện một số mỏ cát dưới đáy biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Sóc Trăng...với trữ lượng hàng nghìn tỷ tấn. Cát thủy tinh nổi tiếng là mỏ Vân Hải trữ lượng 7 tỷ tấn, Vĩnh Thực 20.000 tấn và một dải cát thạch anh ngầm dưới đáy biển Quảng Ninh khoảng 9 tỷ tấn.

Nguồn lợi hải sản trong vùng biển nước ta với trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, khả năng cho phép đánh bắt 2,3 triệu tấn/năm. Dọc ven biển có hơn 800.000ha bãi triều và các đầm, vịnh, phá rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, trai ngọc, cá mú, rong câu...để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở ven bờ quy mô lớn, hiện đại và toàn diện, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, ổn định và khả năng cạnh tranh cao.

Dọc bờ biển nước ta có trên 50% số đô thị lớn, có trên 100 điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có nơi có thể xây dựng được cảng trung chuyển quốc tế, cảng nước sâu; nhiều đảo có tiềm năng phát triển kinh tế cao với tư cách là khu hậu cần cho khai thác biển xa bờ. Nước ta cũng có hơn 125 bãi biển lớn nhỏ có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biển đủ tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển.

Tuy vậy, do nhận thức còn hạn hẹp nên sản vật và sản phẩm biển do Việt Nam tạo ra chưa thực sự theo hướng thân thiện với môi trường. Hiện trạng môi trường biển đang bị ô nhiễm với hàm lượng dầu trong nước biển ở một số khu vực đã đến mức đáng báo động; hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển, rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng. Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo, hiện diện tích thảm cỏ biển của nước ta bị giảm tới 40-60% do tai biến thiên nhiên, nạn lấn biển để xây dựng các ao nuôi trồng thủy sản và các công trình ven biển. Nếu như năm 1943 cả nước có tới 408.500ha rừng ngập mặn thì đến năm 2007 chỉ còn 209.741ha. Đặc biệt là các sự cố tràn dầu ở hầu hết các vùng biển của Việt Nam, các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền từ tàu thuyền...chưa được kiểm soát thích đáng.
 
do địa hình việt nam có đường bờ biển trãi dài từ bắc vào nam nên có nhiều tìm năng phát triển kinh tế biển.Biển mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế quốc dân!Biển mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho nước ta như:khoáng sản(khí đốt,dầu khí,muối,...),thủy sản(có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao,nhiều chủng loại thủy sản,...),du lịch biển,các ngành dịch vụ từ biển mang lại,....chưa kể việt nam nằm trên đường hàng hải quan trọng đướng hàng thứ 3 thế giới và có vị trị quân sự hết sức quan trọng ở biển đông.Nên phát triển kinh tế biển tổng hợp là điều quan trọng và cấp bách của đảng và nhà nước ta!Đến 2020 nước ta sẽ phát triển kinh tế nhờ biển.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top