• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lí 9 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC


I. Mật độ dân số và phân bố dân cư
* Mật độ dân số
- Mật độ dân số cao.
- Năm 2003: 246 người/km2 (thế giới là 47 người/km2).

* Phân bố dân cư
- Không đồng đều.
- Dân đông: Các đồng bằng, đô thị, duyên hải.
- Thưa dân: Miền núi, trung du, hải đảo.

II. Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn
View attachment 13195
- Tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau.
- Tên gọi: Làng, xã, bản, buôn, sóc, ấp...
- Sản xuất: Nông nghiệp là chủ yếu (lâm nghiệp, ngư nghiệp).
- Quần cư mang tính chất phân tán.

2. Quần cư thành thị
View attachment 13196
- Có mức độ tập trung dân cao.
- Đô thị có nhiều chức năng, phần lớn các đô thị đều có nhiều chức năng.

III. Đô thị hoá => https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=25509
- Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Tốc độ đô thị hoá ngày càng cao nhưng chất lượng còn thấp.
- Quy mô đô thị chủ yếu là vừa và nhỏ.

Xem thêm video:
B. BÀI TẬP

Câu 1: Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta.
Câu 2: Sự phân bố dân cư của nước ta?

Xem thêm

Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  1. Hãy nêu những biểu hiện về sự thay đổi của quần cư nông thôn hiện nay?

Hướng dẫn:


  • Nhà cửa được xây theo kiểu hình ống, nhà cao tầng.
  • Đường làng được đổ bê tông...

2. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp phản ánh như thế nào về quá trình đô thị hóa ở nước ta?

Hướng dẫn:


  • Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp.
  • Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hóa thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn cong giữ vị trí khá cao.

3. Nêu biểu hiện chứng tỏ quy mô của các thành phố nước ta được mở rộng?

Hướng dẫn:


  • Có 2 đô thị với quy mô dân số trên 1 triệu người, 3 đô thị với quy mô dân số từ 350 nghìn đến 1 triệu người, nhiều đô thị có quy mô dân số từ 100 nghìn đến 350 nghìn người.
  • Một số đô thị từ loại 3 lên loại 2, từ loại 2 lên loại 1.
  • Việc mở rộng quy mô đô thị đặt ra nhiều vấn đề phức tạp về xã hội và môi trường do dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh).

4. Ở nước ta, loại hình quần cư nông thôn khác với quần cư đô thị như thế nào?

Hướng dẫn:


  • Quần cư nông thôn:
+ Tên gọi điểm quần cư: làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).
+ Các điểm quần cư phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
+ Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi.

  • Quần cư thành thị:
+ Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát.
+ Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều.
+ Có nhiều kiểu nhà biệt thự, nhà vườn...

5. Nêu đặc điểm của úa trình đô thị hóa nước ta?

Hướng dẫn:


  • Quy mô các thành phố mở rộng, lối sống thành thị lan tỏa về các vùng nông thôn.
  • Trình độ đô thị hóa còn thấp.
  • Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

6. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã tác động đến quần cư nông thôn như thế nào?

Hướng dẫn:


  • Diện mạo làng quê thay đổi: Nhà cửa được xây theo kiểu hình ống, nhà cao tầng; đường làng được đổ bê tông...
  • Lối sống có sự thay đổi: các hình thức vui chơi giải trí ở thành phố du nhập về (karaoke, bida,...)
  • Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top