- Thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến TT. Huế - Bao gồm khu vực Tây Bắc của Bắc Bộ và khu vực phía Bắc Trung Bộ.
2. Địa hình cao nhất Việt Nam
- Có dãy Hoàng Liên Sơn được xem là nóc nhà của Đông Dương, đây là vùng núi non trùng điệp, có nhiều dãy núi cao và thung lũng sâu. - Một số dãy núi cao: Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn, Bạch Mã... - Có nhiều hệ thống sông lớn: sông Mã, sông Cả, sông Đà, sông Gianh... - Có nhiều hồ: hồ Hoà Bình, hồ Kẻ Gỗ. - Các dãy núi và sông lớn đều có hướng chính là TB-ĐN.
3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình
- Mùa động ngắn (đến muộn và kết thúc sớm). - Mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng. - Thời gian mùa mưa chậm dần từ B -> N. - Đặc biệt vào mùa hạ thường có bão.
4. Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác
- Tài nguyên phong phú, đa dạng (rừng, biển, khoáng sản, thuỷ điện...) nhưng đang ở dạng tiềm năng -> phát triển du lịch.
5. Bảo vệ tài nguyên và phòng chống thiên tai
- Cần tích cực bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng, ven biển, hải đảo và phòng chống thiên tai.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Câu 2: Vì sao bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt để XD c/s bền vững của nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Câu 1:
- là cầu nối miền tây bắc và bắc trung bộ
- địa hình cao nhất VN, trùng trùng điệp điệp, n` núi cao và thung lũng sâu
- sông suối lắm thác ghềnh
- dãy núi chạy theo hướng bắc-đông nam, so le nhau
- núi đá vôi đồ sộ Câu 2: Vì cùng tây bắc và bắc trung bộ thường có thiên tai, sương mù, giá rét, lũ bùn, lũ quét. Tại vùng duyên hải bão lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng.
1. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ gồm những khu vực nào ?
a. Phía phải sông Hồng từ Lai Châu đến Thừa Thiên Huế
b. Khu đồi núi phía trái sông Hồng và Đồng bằng Bắc Bộ
c. Từ phía bên phải và phía bên trái Sông Hồng
d. Phía trái sông Hồng và Bắc Trung Bộ
2. Hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
a. Từ vùng Tây Bắc đến Nha Trang
b. Từ núi Tam Đảo đến vùng Bình – Trị - Thiên
c. Từ vùng núi Tây Bắc đến vùng Bình – Trị - Thiên
d. Từ núi Tam Đảo đến Nha Trang
3. Địa hình ở miền Tây Bắc và ắc Trung Bộ có đặc điểm gì ?
a. Núi thấp, hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc và Đông Bắc
b. Núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu
c. Đồng bằng phù sa trải dài
d. Cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ
4. Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì ?
a. Mùa kéo dài đến 2/3 năm
b. Mùa đông đến sớm về kết thúc muộn
c. Mùa đông ẩm, không mưa, chậm dần từ Bắc xuống Nam
d. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm
5. Tại sao gió mùa Tây Nam ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ lại biến chuyển tính chất ?
a. Do có nhiều sơn nguyên và cao nguyên
b. Do bị trộn lẫn với gió mùa Đông Bắc
c. Do chịu ảnh hưởng của nền nhiệt độ cao của chí tuyến Bắc
d. Do phải vượt qua các dải núi phía Tây trên biên giới Việt – Lào
6. Vùng nào ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam ?
a. Ven biển Đông Trường Sơn
b. Hoàng Liên Sơn
c. Đồng bằng Thanh Hóa
d. Vùng cao nguyên Sơn La và Mộc Châu
7. Ở Tây Bắc lũ lớn nhất vào thời gian nào ?
a. Tháng 10 – 11
b. Tháng 7
c. Tháng 9
d. Tháng 2
8. Ở Bắc Trung Bộ, lũ lớn nhất vào thời gian nào ?
a. Tháng 7 – 8
b. Tháng 1 – 2
c. Tháng 10 – 11
d. Tháng 8 – 9
9. Sông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì ?
a. Có nhiều phù sa
b. Dòng sông uốn khúc tạo thành nhiều hồ
c. Ngắn, hẹp
d. Độ dốc lớn
10. Các vùng núi ở miền Tây Bắc thường bị những thiên tai gì ?
a. Sương muối, giá rét, lũ bùn, lũ quét
b. Dông bão, sương muối
c. Hạn hán, lũ bùn, mưa đá
d. Lốc xoáy, lũ quét, bão tuyết
11. Sinh vật vùng ôn đới có thể sống được ở vùng nào của nước ta ?
a. Vùng Tây Nguyên
b. Vùng núi cao Tây Bắc
c. Vùng duyên hải Trung Bộ
d. Vùng núi Nam Bộ
12. Sinh vật núi cao và ưu khô hạn của nước ta có nguồn gốc từ đâu ?
a. Anh, Úc, Trung Quốc
b. Lào, Himalaya, Hàn Quốc
c. Trung Quốc, Nhật Bản
d. Himalaya, Ấn Độ, Mianma
13. Hãy kể tên 3 ngọn núi cao nhất ở Việt Nam ?
a. Phanxipăng, Pu Si Lung, Phu Luông
b. Phanxipăng, Ngọc Lĩnh, Tây Côn Lĩnh
c. Pu Si Lung, Phu Luông, Ngọc Lĩnh
d. Phanxipăng, Ngân Sơn, Ngọc Lĩnh
14. Những ngọn núi cao nhất ở Việt Nam nằm vùng nào ?
a. Vùng Trung Bộ
b. Vùng Đông Bắc
c. Vùng Tây Bắc
d. Vùng Đông Nam
15. Hiện nay trên sông Đà có đập thủ hiện nào lớn nhất Việt Nam ?
a. Trị An
b. Hòa Bình
c. Thác Bà
d. Sơn La
16. Hồ thủy điện Hòa Bình có tác dụng thế nào đối với việc phát triển kinh tế Việt Nam ?
a. Cung cấp điện cho cả nước
b. Điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng
c. Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và du lịch
d. Tất cả các câu trên đều đúng
17. Thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm nào ?
a. 1960 – 2000
b. 1780 – 1990
c. 1979 – 1994
d. 1985 – 1995
18. Đặc điểm cơ bản của hồ thủy điện Hòa Bình ?
a. Dài 230km, rộng 1km, sâu 80m
b. Dài 110km, rộng 23km, sâu 100m
c. Dài 2300km, rộng 10km, sâu 8m
d. Dài 200km, rộng 1 km, sâu 10m
19. Nơi nào của Việt Nam có đủ hệ thống các vành đai thực vật ?
a. Vùng Trung Bộ và Đông Nam Bộ
b. Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
c. Vùng Đông Bắc
d. Vùng Nam Bộ
20. Đèo nào sau đây ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
a. Đèo Cù Mông, đềo Cả, đèo Kéo Co
b. Đèo Tam Điệp, đèo Ngang, đèo Hải Vân
c. Đeo Keo Nứa, đèo Mụ Gia, đèo Lao Bảo
d. Câu b và c đúng
21. Biển nào sau đây thuộc Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
a. Nha Trang, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Lăng Cô
b. Sầm Sơn, Cửa Lò, Phan Thiết, Lăng Cô
c. Sầm Sơn, Cửa Lò, Phan Thiết, Lăng Cô
d. Cam Ranh, Cửa Lò, Thiên Cầm, Vũng Tàu
Đáp án
1. A
2. C
3. B
4. D
5. D
6. A
7. B
8. C
9. D
10. A
11. B
12. D
13. A
14. C
15. B
16. D
17. C
18. A
19. B
20. D
21. B