- Có nhiều hệ thống sông lớn. - Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp. - Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương. - Đông Á, Nam Á: sông đổi vào TBD và AĐD. - Sông ngòi châu Á có giá trị KT lớn: GTVT, thuỷ điện...
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan tự nhiên đa dạng. - ĐNÁ và Nam Á: rừng cận nhiệt và nhiệt đới ẩm. - Tây Á và Trung Á: thảo nguyên, hoang mạc và nửa hoang mạc.
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
Câu 1: - Sông Lê-nit-xây hướng chảy N→B
- Sông Lê-na hướng chảy N→B
- Sông Ô-bi hướng chảy N→B
=> Đặc điểm thủy chế: bị đóng băng kéo dài về mùa đông, mùa xuân, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn Câu 2:
-Thuận lợi:
+Khoáng sản trữ lượng lớn
+Khí hậu, đất đai màu mỡ, rừng, động thực vật phong phú đa dạng, dồi dào.
-Khó khăn:
+Động đất, núi lửa, bão lũ
+Hoang mạc khô cằn, khí hậu thất thường (lạnh nóng đột ngột)
1. Tại sao châu Á có nhiều hệ thống sông lớn ?
a. Lục địa châu Á rộng lớn
b. Vùng trung tâm có nhiều núi và sơn nguyên cao, có băng hà
c. Đồng bằng rộng, mưa nhiều
d. Tất cả các câu trên đều đúng
2. Hãy kể tên các hệ thống sông lớn có ở Châu Á
a. Ôbi, Iênitxay, Lêna, Amua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, sông Ấn, sông Hằng, sông Hồng
b. Ôbi, Ienitxay, Lêna, Amua, Công gô, sông Hồng, sông Ấn, sông Hằng
c. Ôbi, Ienitxay, Lêna, Đa núyp, Hoàng Hà, Trường Giang, sông Nin, sông Hằng
d. Ôbi, Mitxixipi, Lêna, Amua, Hoàng Hà, Trường Giang, sông Ấn, sông Amazôn
3. Đa số các sông lớn ở châu Á chảy ra đại dương nào ?
a. Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương
b. Ấn Độ Dương, Bắc Bắc Dương, Thái Bình Dương
c. Ân Độ Dương, biển Caxpi, Thái Bình Dương
d. Địa Trung Hải, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương
4. Những sông lớn nào ở châu Á đổ ra Thái Bình Dương a. Ôbi, Ienitxay. Lêna
b. Sông Ấn, sông Hằng, Tigro – Ơphrat
c. Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Amua
d. Mitxixipi, Rainơ, Đa Núyp
5. Những sông lớn nào ở châu Á đổ ra Ấn Độ Dương ?
a. Sông Ấn, sông Hằng, Tigr ơ – Ơphrat
b. Ôbi, Ienitxay, Lêna
c. Mitxixipi, Rain ơ – Đa núyp
d. Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Amua
6. Những sông lớn nào ở châu Á đổ ra Bắc Băng Dương
a. Mitxixipi, Rai Nơ, Đa núyp
b. Ôbi, Ienitxay, Lêna
c. Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Amua
d. Sông Ấn, sông Hằng, Tig rơ – Ơphrat
7. Hoàng Hà, Trường Giang và sông Mê Kông bắt nguồn từ đâu ?
a. Dãy Thiên Sơn
b. Hồ Baican
c. Sơn nguyên Tây Tạng
d. Sơn nguyên Đêcan
8. Đồng bằng Tây Xibia do sông nào tạo nên ?
a. Tig rơ – Ơphrat
b. Amua và Lêna
c. Ôbi và Ienitxay
d. Ôbi và Amua
9. Trường Giang là sông tạo nên đồng bằng nào ?
a. Hoa Trung
b. Hoa Bắc
c. Ấn Hằng
d. Hoa Nam
10. Đồng bằng Hoa Băc do sông nào tạo nên ?
a. Cửu Long
b. Hoàng Hà
c. Hoàng Phố
d. Hồng Hà
11. Sông Mê Kông tạo nên đồng bằng nào ?
a. Đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam
b. Đồng bằng Tây Xibia
c. Đồng bằng Cửu Long của Việt Nam
d. Đồng bằng Lưỡng Hà
12. Em hãy cho biết tên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới ?
a. Hồ xứ Ixưccun
b. Hồ Baican
c. Hồ Bankhat
d. Hồ Aran
13. Các sông ở vùng Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có lượng nước lớn nhất vào thời gian nào ? Cạn nhất vời thời gian nào ? a. Lượng nước lớn nhất vào mùa hạ đầu thu, lượng nước cạn nhất vào cuối đông đầu mùa xuân
b. Lượng nước cao nhất vào cuối đông đầu xuân, và lượng nước cạn nhất vào cuối mùa hạ đầu mùa thu
c. Lượng nước lớn nhất vào cuối mùa xuân, lượng nước cạn nhất vào giữa mùa hạ
d. Lượng nước lớn nhất vào đầu mùa hạ, lượng nước cạn nhất vào cuối mùa đông đầu mùa xuân
14. Yếu tố nào ảnh hưởng đến chế độ nước của các sông vùng Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á
a. Tuyết tan vào mùa hè
b. Nhiệt độ cao
c. Chế độ mưa và gió mùa
d. Địa hình cao
15. Ở vùng nào của châu Á, các sông lớn chảy theo hướng từ Nam lên Bắc ? a. Trung Á
b. Bắc Á
c. Đông Nam Á
d. Đông Á
16. Sông ở vùng nào của Châu Á có giá trị thủy điện lớn
a. Vùng Bắc Á
b. Vùng Trung Á
c. Vùng Tây Á
d. Vùng Nam Á
17. Tại sao vùng Bắc Á thường có lũ băng lớn vào mùa xuân ?
a. Mùa đông các sông đóng băng kéo dài
b. Mùa xuân, băng tuyết tan nhanh
c. Nhiệt độ ở hạ lưu và thương lưu chênh lệch nhau không nhiều
d. Tất cả các câu trên đều đúng
18. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên các đới cảnh quan tự nhiên của châu Á ?
a. Các đới khí hậu
b. Các kiểu khí hậu
c. Thiên tai
d. Câu a và b đúng
19. Hãy cho biết tên các đới cảnh quan của châu Á từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 120 độ Đ
a. Đài nguyên rừng lá kim, thảo nguyên
b. Rừng hỗn hợp, và rừng lá rộng
c. Rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiết đới ẩm, savan và cây bụi
d. Tất cả các câu trên đều đúng
20. Khu vực khí hậu gió mùa của châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào ?
a. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng
b. Rừng cận nhiệt đới ẩm
c. Rừng nhiệt đới ẩm
d. Tất cả các câu trên đều đúng
21. Khu vực khí hậu lục địa khô hạn của châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào ?
a. Hoang mạc và bán hoang mạc
b. Đài nguyên
c. Rừng lá kim
d. Rừng nhiệt đới ẩm
22. Hãy cho biết tên các đới cảnh quan của châu Á từ Tây sang Đông dọc theo vĩ tuyến 40 độ B
a. Rừng và câu bụi lá cứng Địa Trung Hải
b. Thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc
c. Núi cao, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng
d. Tất cả các câu trên đều đúng
23. Rừng lá kim ở châu Á phân bố chủ yếu ở vùng nào ?
a. Vùng Lưỡng Hà
b. Vùng Xibia
c. Vùng Đông Nam Á
d. Vùng Mông Cổ
24. Rừng lá kim thuộc đới khí hậu nào ?
a. Cận nhiệt đới
b. Nhiệt đới
c. Ôn đới
d. Hàn đới
25. Đài nguyên có nghĩa là gì ?
a. Đồng rêu
b. Savan
c. Đồng cỏ
d. Thảo nguyên
26. Đới cảnh quan đài nguyên xuất hiện ở vùng nào ?
a. Xích đạo
b. Cực và cận cực
c. Chí tuyến
d. Cận xích đạo
27. Loài rừng giàu bậc nhất thế giới là ?
a. Rừng lá kim và rừng lá rộng
b. Rừng cây bụi và rừng lá cứng
c. Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á
d. Rừng hỗn hợp và rừng cận nhiệt
28. Tại sao bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia châu Á
a. Nhu cầu sử dụng đồ gỗ ngày càng cao
b. Rừng điều hòa khí hậu, điều hòa lượng nước
c. Rựng tự nhiên ở châu Á còn rất ít
d. Câu b và c đều đúng
29. Thiên nhiên châu Á đã gây khó khăn như thế nào cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi ?
a. Núi cao chạy dọc bờ biển, hoang mạc rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khác nghiệt chiếm tỉ lệ lớn
b. Núi cao hiểm trở, hoang mạc rộng lớn, các sông có lưu lượng nước hạn chế
c. Núi cao hiểm trở, hoang mạc rộng lớn, các vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn
d. Núi cao hiểm trở, hoang mạc rộng lớn nằm ở bờ biển, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn
30. Tại sao các vùng đồng bằng lớn của châu Á lại có dân số đông ?
a. Đất đai phì nhiêu, nguồn nước dồi dào, có số lượng động thực vật lớn
b. Khí hậu thuận lợi trồng được nhiều lọa cây công nghiệp phục vụ sản xuất
c. Tập trung nhiều khoáng sản
d. Tất cả các câu trên đều đúng
Đáp án
1. D
2. A
3. B
4. C
5. A
6. B
7. C
8. C
9. A
10. B
11. C
12. B
13. A
14. C
15. B
16. A
17. D
18. D
19. D
20. D
21. A
22. D
23. B
24. C
25. A
26. B
27. C
28. D
29. C
30. A