Địa lí 6 - Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Tongthieugia

New member
Xu
0
Địa lí 6 - Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
Địa 6 - Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

1. Núi và độ cao của núi
.
View attachment 10707
+ Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Độ cao thường 500 m so với mực nước biển.
+ Núi:
- Đỉnh (nhọn).
- Sườn (dốc).
- Chân núi.
+ Phân loại núi:
- Núi thấp: Dưới 1000 m.
- Núi trung bình: Từ 1000 m -> 2000 m.
- Núi cao: Từ 2000 m trở lên.
+ Độ cao tương đối: Đo từ điểm thấp nhất đến dỉnh núi.
+ Độ cao tuyệt đối: Đo từ mực nước biển lên đỉnh núi.

View attachment 10709
2. Núi già, núi trẻ.
View attachment 10708
a. Núi già.
- Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
- Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
- Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

b. Núi trẻ.
- Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
- Có đỉnh nhọn, sườn dốc,thung lũng sâu.
View attachment 10711
3-. Địa hình cacxtơ và các hang động
View attachment 10710
- Địa hình cacxtơ loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

+ Hang động:

- Là những cảnh đẹp tự nhiên.
- Hấp dẫn khách du lịch.
- Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
VD: Động Phong Nha – Kẻ Bàng

* Giá trị kinh tế của miền núi .
- Miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú
- Nơi giàu tài nguyên khoáng sản
- Nhiều danh lam thắm cảnh đẹp ,nghỉ dưỡng ,du lịch

BÀI TẬP
 
Giải thích thêm về động Phong Nha ở Ví dụ

Động Phong Nha được hình thành do những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hàng trăm triệu năm. Dấu tích những văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy Động Phong Nha được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa. Năm 1824, động Phong Nha được vua Minh Mạng sắc phong là "Diệu ứng chi thần".

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top