Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
-Thứ nhất, trình độ phát triển của nền kinh tế và năng suất lao động ----> quyết định đến sự phân bố và phát triển ngành dịch vụ về quy mô, cơ cấu, chất lượng và số lượng.
Ví dụ: các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Đức,... thì khu vực Dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP (khoảng 2/3 cơ cấu GDP), quy mô rất lớn, thường được tổ chức thành các tập đoàn đa quốc gia, phát triển trên toàn thế giới. Trong khi đó, ở các nước kém phát triển thì khu vực Dịch vụ chiểm tỷ trọng khá thấp (khoảng 1/3 cơ cấu GDP, một số nước thậm chí còn thấp hơn), các công ty thường nhỏ lẻ và yếu, chủ yếu là các công ty phân phối cho các tập đoàn nước ngoài, quy mô chỉ mang tính cục bộ trong 1 quốc gia hay một địa phương.
-Thứ hai, số dân, kết cấu tuổi, giới tính (của dân cư) cũng ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của các ngành dịch vụ ----> ảnh hưởng tới quy mô, nhịp điệu, cơ cấu ngành dịch vụ; ảnh hưởng tới sự phân bố, tổ chức trung tâm dịch vụ.
Ví dụ: điều này ta có thể suy luận từ thực tế, với số dân đông thì phát triển dịch vụ với quy mô lớn hơn, dân số trẻ (hay già), cơ cấu giới tính (đều hay không) cũng ảnh hưởng tới cơ cấu, sự phân bố, tổ chức của các ngành dịch vụ (mỗi đặc điểm của dân số sẽ có những chiến lược phát triển dịch vụ khác nhau).