Địa lí 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT


I > NỘI LỰC.

Nội lực sinh ra ở bên trong Trái đất, nguyên nhân sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái đất.

II> TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC.


Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua các vật kiến tạo, vận động kiến tạo là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái đất có những biến đổi lớn.

1> Vận động theo phương thẳng đứng.

Vận động của vỏ Trái đất theo phương thẳng đứng, trên một diện tích lớn, làm cho vỏ Trái đất được nâng lên, mở rộng diện tích lục địa ở khu vực này và thu hẹp diện tích ở khu vực khác.

2> Vận động theo phương nằm ngang.

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái đất bị nén ép ở khu vực này và tách dân ở khu vực kia, vận động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm ban đầu của đá. Khi cường độ nén ép tăng mạnh trong toàn bộ khu vực sẽ hình thành các dãy núi uốn nếp ( đá dẻo), ở những vùng đá cứng sẽ làm cho lớp đá bị gãy, chuyển tạo ra các hẻm vực, thung lũng.

CÂU HỎI TỰ LUẬN.

Câu 1:


Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực? Ảnh hưởng của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất?

Câu 2:

So sánh hai vận động, vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang, hãy điền tiếp các nội dung thích hợp vào bảng dưới đây.

|Vận động theo phương thẳng đứng| Vận động theo phương nằm ngang
Sinh ra chủ yếu do| Sự sắp xếp vật chất theo tỉ lệ trong lòng Trái đất| Sự dịch chuyển các mảng lớn của vỏ Trái đất
Hiện tượng| | |
Liên quan đến địa hình

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.


Câu 1:

Nội lực chủ yếu sinh ra do.

a> năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ
b> sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái đất theo trọng lực
c> sự ma sát và vật chất
d> tất cả do nguyên nhân trên.

Câu 2:


Vận động của vỏ Trái đất theo phương thẳng đứng có đặc điểm.

a> diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái đất
b> diễn ra trên một diện tích lớn
c> diễn ra một cách chậm chạp và lâu dài
d> tất cả đặc điểm trên.

Câu 3:

Kết quả vận động theo phương thẳng đứng là hình dạng lục địa, đại dương bị thay đổi.

a> đúng
b> sai.

Câu 4:

Dãy núi nào sau đây hình thành không phải do quá trình uốn nếp?

a> Cooc – di –e ( Bắc Mỹ)
b> Hi – ma- lai – a ( Châu Á)
c> Xcan – di – na- vi ( Châu Âu)
d> Uran ( Liên bang Nga)

Câu 5 :

Dãy Hoàng Liên Sơn ở nước ta được hình thánh do quá trình uốn nếp.

a> đúng
b> sai.

Câu 6 :

Nghiên cứu các biến động kiến tạo uốn nếp, đứt gãy có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với.

a> công tác thăm dò, khai thác tài nguyên trong lòng đất
b> xây dựng các công trình ( nhà máy thủy điện, khu công nghiệp)
c> phân bố dân cư, phân bố công nghiệp.
d> tất cả các ý trên.

Câu 7 :

Địa lũy điển hình ở nước ta là dãy núi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy.

a> đúng
b> sai.


Đáp án: Câu 1d,2d, 3a,4c,5a,6d,7a
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top